ClockChủ Nhật, 21/10/2018 13:00

Đẹp và bắt mắt, hàng lưu niệm - đặc sản sẽ hút khách

TTH - Đánh giá từ du khách và các doanh nghiệp, quà lưu niệm của Huế không phải thiếu, nhưng chưa đầu tư nhiều cho khâu bao bì, nhãn mác và đóng gói khiến khách khó chọn lựa.

Phát triển sản phẩm thủy sản đặc thùGiải pháp phát triển thương hiệu đặc sản

Thiếu đầu tư về hình thức, hàng lưu niệm, đặc sản Huế khiến du khách khó lựa chọn

Thích nhưng khó mua

Anh bạn ở Tây Nguyên ra Huế chơi vào mùa sen năm nay. Anh muốn mua một ít về làm quà cho người thân. Tất nhiên, đã ra Huế thì phải mua được sen Tịnh Tâm mới ngon, vậy là anh bạn cùng tôi đi mua. Sen Tịnh Tâm năm nay mất mùa, vậy mà dọc tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn qua hồ Tịnh Tâm, bán rất nhiều. Những người bán nơi đây quảng cáo như “đinh” là sen Tịnh 100%. Không rõ xuất xứ nên anh bạn chỉ mua một ít. Sau đó, quyết định vào một trung tâm mua sắm đặc sản Huế mới mở ở phường Vỹ Dạ, ở đây, có bán sen Tịnh Tâm.

Nhưng rồi anh lại quyết định không mua, bởi thấy bao bì rất đơn giản, chỉ đựng trong túi ni lông, trong đó có tờ giấy ghi sen Tịnh Tâm, còn địa chỉ sản xuất, thời gian sử dụng… hoàn toàn không có. Anh bạn cho rằng, từng đi Hà Nội, Hải Dương, những đặc sản nơi đây như các loại mứt, bánh đậu xanh được đóng gói rất bắt mắt, có mã vạch để truy xuất, nên rất dễ mua về làm quà. Còn sen Huế không có nhãn mác, nếu người lạ đến Huế sẽ cân nhắc khi mua.

Từ câu chuyện sen Huế để nhìn lại, các mặt hàng đặc sản nổi tiếng ở Huế có thương hiệu, chất lượng, nhưng ít được đầu tư về mặt hình thức bên ngoài, như các loại mắm, ngay cả mè xửng rất nổi tiếng, bao bì nhãn mác cũng khá “đơn giản”. Các doanh nghiệp du lịch cho rằng, tâm lý của khách du lịch, cái quyết định để họ mua là sản phẩm có mẫu mã đẹp, nhãn mác đầy đủ, gọn gàng để dễ vận chuyển, sau đó mới tính đến khâu chất lượng sản phẩm ở bên trong. Nhiều đặc sản của Huế rất ngon, nổi tiếng nhưng do yếu vì khâu hình thức nên giá thấp và yếu trong cạnh tranh.

Những bì hạt sen ghi là sen Tịnh Tâm nhưng chưa đầu tư về bao bì, nhãn mác

Mới đây, đoàn famtrip G7 (các hãng lữ hành lớn ở khu vực phía Nam) đến Huế khảo sát, tại làng đan đát Bao La, các doanh nghiệp này rất “mê” các sản phẩm bởi đẹp, giá thành hợp lý. Nhưng khi muốn mua vài sản phẩm thì không được vì khá cồng kềnh, trở ngại trong khâu vận chuyển. Ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Du Lịch Vietmark (TP. Hồ Chí Minh) cho hay, làng nghề cần tính thêm phương án thiết kế các khung phù hợp với kích thước với sản phẩm. Khi đó, quá trình vận chuyển sẽ không làm hư hỏng sản phẩm và khách có thể đặt nhiều hơn.

Đại diện HTX đan lát Bao La thông tin, không phải HTX chưa tính đến việc đóng gói, nhưng cái khó là những sản phẩm của làng nghề có kích thước khá lớn, nếu thiết kế thêm các khung thì sẽ đội giá thành lên rất cao. Vì thế, gần đây, HTX nghiên cứu thêm những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn hơn, thẩm mỹ hơn để giúp khách dễ mang về.

Cần đầu tư về hình thức

Không riêng gì các đặc sản, hàng lưu niệm, tất cả các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhãn mác là “cầu nối” thông tin quan trọng từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Sự khác biệt trên bao bì chính là yếu tố giúp “cá biệt hóa” sản phẩm. Theo một nghiên cứu dựa trên thị hiếu, khách hàng thường quan tâm đến các yếu tố nhãn hiệu, thành phần, công dụng, nhà sản xuất, hạn sử dụng… trước khi quyết định mua một sản phẩm. Ngoài ra, thông tin hướng dẫn khác thể hiện trên bao bì, như hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, điều kiện phòng ngừa cũng rất được quan tâm.

Trở lại với sen Tịnh Tâm, lý do mà các sản phẩm chưa được đầu tư về nhãn mác là lâu nay sen Tịnh Tâm chưa có một cá nhân hay tập thể xây dựng thương hiệu và tiến đến bảo hộ cho sản phẩm. Để sen Tịnh Tâm thật sự được đưa lên “kệ”, cần có doanh nghiệp đầu tư, hướng đến bảo hộ cho sản phẩm.

Nghệ nhân Thân Văn Huy chia sẻ, gia đình có ý tưởng và đã đề xuất đến các cơ quan chức năng để làm tăng tính đa dạng cho hoa giấy Thanh Tiên trong việc làm quà lưu niệm. Cụ thể, thiết kế thêm hộp để hoa sen, có đèn, âm nhạc phù hợp với thị hiếu. Khi khách mua, lên dây cót hoặc bỏ pin sẽ hoạt động, hoa sen sẽ xoay. Nếu làm được, sản phẩm sẽ tiêu thụ rất mạnh, bởi phù hợp để làm lưu niệm, nhu cầu của khách cũng lớn. Nhưng tiếc là ở Huế chưa có “công nghệ” để làm.

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công thương cho biết, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ thiết kế hình thức cho sản phẩm, bao bì, nhãn mác và mua một số máy móc để thực hiện. Cả hai bên cùng thực hiện, doanh nghiệp có quyền thuê đơn vị tư vấn có khả năng giúp doanh nghiệp thiết kế bao bì nhãn mác. Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, còn lại doanh nghiệp bỏ thêm kinh phí.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Săn” cá bống suối

Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.

“Săn” cá bống suối
Chiếc áo lưu niệm Huế “sống lại”

Là một sản phẩm lưu niệm khá cơ bản, áo thun trắng có in chữ Huế cùng họa tiết là các địa danh Huế từ lâu đã gần gũi, quen mắt mọi người. Sản phẩm với mục đích làm quà tặng du lịch nên kém người chọn để sử dụng, tính ứng dụng chưa cao. Nhưng gần đây, khi xu hướng sống ảo, sở thích “bắt trend” của giới trẻ ngày càng tăng, chiếc áo ấy đã “hot” trở lại.

Chiếc áo lưu niệm Huế “sống lại”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Quà tặng trống đồng lưu niệm mạ vàng
Return to top