ClockThứ Ba, 15/01/2019 14:10

Khách thăm khu di sản Huế tăng kỷ lục

TTH - Đó là một trong những điểm nhấn góp phần làm nên một năm 2018 thành công của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế trong nhiều lĩnh vực công tác. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ nhanh về những điểm nhấn trong nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa năm qua.

Hỗ trợ du khách tối đa khi đến HuếKhoảng 150 ngàn lượt khách đến Huế trong dịp lễ.Du lịch & năng lực tăng thêmMỗi khách đến Huế tiêu bao nhiêu tiềnDu lịch Huế cần thêm sản phẩm đột phá

Du khách tham quan Hoàng cung Huế. Ảnh: ĐỨC QUANG

TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh về sức bật mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích. Sức bật thể hiện ở việc đã thu hút được nguồn lực rất lớn cho việc trùng tu. Tổng vốn được đầu tư cho công tác trùng tu di tích năm qua đạt hơn 278 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 87,88% (nếu chỉ tính phần cho trùng tu xây dựng cơ bản thì đạt 100%). Ông nói: Với nguồn vốn đó, chúng tôi đã đầu tư một loạt dự án lớn, trùng tu phục hồi tích cực nhiều công trình di tích bị xuống cấp hoặc vốn đã bị hủy hoại hoàn toàn. Trong khu vực Đại Nội có vườn Thiệu Phương, Nhật Thành Lâu, Triệu Tổ Miếu, hệ thống tường thành của Tử Cấm Thành, mặt trước Kinh thành Huế đoạn từ cửa Thượng Tứ đến Tây Nam Đài. Hàng loạt công trình ở lăng vua Tự Đức, lăng vua Dục Đức, lăng vua Đồng Khánh, lăng vua Thiệu Trị và lăng vua Gia Long, cũng được trùng tu. Ngay cả những di tích trước đây khó triển khai trùng tu, như: Hổ Quyền, điện Voi Ré cũng đã được đầu tư thực hiện. Sau 25 năm Huế được UNESCO công nhận, khu di sản Huế đã có một sự phục sinh kỳ diệu. Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia và các tổ chức uy tín trên thế giới.

Ông đánh giá như thế nào về tình hình đón khách tham quan trong năm qua?

Trong lĩnh vực phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế, chúng tôi đã rất nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút khách tham quan. Nhờ đó, lượng khách tham quan khu di sản Huế trong năm 2018 đạt mức kỷ lục, vượt mốc 3,5 triệu lượt người, lượng khách quốc tế tăng hơn 25% so với năm trước. Tổng doanh thu từ nguồn vé tham quan đạt 381,756 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2017 và  vượt chỉ tiêu 19% so với kế hoạch Nhà nước giao. Nguồn thu này có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy nguồn thu trực tiếp từ khu di sản Huế tăng lên rất nhanh và đóng góp quan trọng trong việc nộp vào ngân sách, kể cả một phần nguồn thu từ năm 2017 chuyển qua, năm 2018, Trung tâm đã nộp ngân sách 383 tỷ đồng.

Năm 2019, Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực cho công tác di dân ra khỏi khu vực I, kinh thành. Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ làm gì để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó?

Đúng là năm 2019, chủ trương lớn nhất của tỉnh là tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực I, Kinh thành Huế. Trong nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ phối hợp với UBND TP. Huế và các sở, ban, ngành thực hiện việc kiểm đếm, thống kê, tính toán những vấn đề liên quan và đóng góp tích cực vào ngân sách từ nguồn thu của mình. Nguồn thu này được coi là có vai trò chính trong phần kinh phí để thực hiện đề án quan trọng nói trên. Bên cạnh đó, chúng tôi phải đầu tư nghiên cứu và chuẩn bị cho phương án tiếp nhận, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Kinh thành sau khi được giải tỏa.

Giáo dục di sản được coi là cách chuyển tiếp thế hệ bền vững trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

Quan điểm của tôi là cần thiết đưa các em học sinh ra khỏi phạm vi trường học để tiếp cận di sản. Huế có môi trường di sản lịch sử rất phong phú để các em tiếp cận những thông tin lịch sử, di sản văn hóa. Để làm được việc đó, tôi nghĩ Sở Giáo dục & Đào tạo cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với chúng tôi và có những thay đổi phù hợp trong chương trình giảng dạy văn hóa lịch sử.

Về phần mình, được sự thống nhất của HĐND tỉnh, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện tối đa về miễn giảm vé, hướng dẫn, hỗ trợ... để cho học sinh – sinh viên thuận lợi khi đến học tập, thực tế, trao đổi thông tin tại các điểm di tích thuộc khu di sản Huế.

Để các hoạt động giáo dục di sản thực sự là giải pháp bền vững, chuyển tiếp thế hệ trong bảo tồn di sản, trước tiên chúng ta phải thực hiện tốt vấn đề này. Xa hơn nữa mới tính đến việc kiến nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo thay đổi về giáo dục di sản.

Xin cảm ơn ông!

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top