ClockChủ Nhật, 31/05/2020 15:38

Xác định được đối tượng khách & dịch vụ phù hợp sẽ giúp Huế thu hút khách

TTH.VN - Theo các đại biểu tham dự Diễn đàn Du lịch Huế 2020 được tổ chức sáng 31/5, nghỉ dưỡng, khám phá ẩm thực, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, mua sắm và cuối cùng là tâm linh là những nhu cầu chính của khách nội địa từ nay đến cuối năm 2020. Do đó, Huế cần tập trung xây dựng tour tuyến, sản phẩm hướng đến các dòng sản phẩm này.

Nguy cơ tai nạn tại các bãi tắm tự phát“Kết nối lữ hành: Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện”Ba địa phương phải là “đầu tàu” liên kết của cả nướcCùng “bắt tay” để hỗ trợ phục hồi du lịchCùng doanh nghiệp vượt khó“Du lịch an toàn - Sẵn sàng đón khách”

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao đổi với các doanh nghiệp bên lề diễn đàn

Sản phẩm phù hợp

Sau thời gian kiểm soát tốt dịch bệnh COVID -19 ở trong nước, mặc dù đã có nhiều giải pháp để hồi phục ngành du lịch, tuy nhiên, tâm lý e dè về mức độ an toàn, phản ứng của thị trường đối với du lịch khá chậm và yếu. Chính vì vậy, để thúc đẩy, thôi thúc mạnh mẽ hơn khách nội địa, vốn được xác định là dòng khách chính đến Huế từ nay đến cuối năm 2020 thì việc công bố điểm đến an toàn, xây dựng các chính sách, chương trình khuyến mãi, giảm giá, giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng, hấp dẫn là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Theo các đại biểu tham dự diễn đàn, điều này càng được khẳng định khi một nghiên cứu mới đây cho thấy những trải nghiệm mà du khách sẽ ưu tiên nhất trong kỳ nghỉ sắp đến lần lượt là nghỉ dưỡng, khám phá ẩm thực, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, mua sắm và cuối cùng là tâm linh. Khu nghỉ dưỡng ven biển được đa số du khách lựa chọn cho kỳ nghỉ năm nay, tiếp đó là các điểm du lịch nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng trên núi, khu du lịch sinh thái, thành phố lớn, điểm du lịch gần nhà và điểm du lịch công cộng.

Một thông số khác là 49,3% du khách dự định đi du lịch trong 2 - 3 ngày, 37,6% có chuyến đi từ 4 - 7 ngày, 10,7% du lịch dài hơn 7 ngày và chỉ 2,4% chỉ đi chơi trong ngày. 60,5% khách cho biết sẽ đi du lịch cùng gia đình, 29,1% có bạn bè đồng hành, chỉ 6% đi một mình và 4,4% chọn đi nghỉ mát với cơ quan, tổ chức.

Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với các đại biểu tại diễn đàn

Chia sẻ tại diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, xác định được vấn đề này, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án kích cầu du lịch năm 2020 – 2021. Cùng với đó là xác định thị trường trọng tâm; nghiên cứu và ban hành nhiều giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới; đồng thời tập trung quảng bá thông qua các trang mạng xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí... Để thực hiện thành công việc kích cầu phục hồi và phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế trở lại, sự tham gia xây dựng, kết nối sản phẩm du lịch, đặc biệt giới thiệu, quảng bá, đưa khách đến Huế đối với các doanh nghiệp lữ hành là cần thiết đối với Huế.

Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch lưu ý, khu vực miền Trung nói chung và Huế nói riêng cần phát huy thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực. Đặc biệt cần thu hút sự chú ý của người dân về với các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch và các chương trình lễ hội lớn của tỉnh, mà gần nhất là Festival Huế 2020 được tổ chức vào tháng 8 tới đây.

Nhiều đại biểu góp ý, trong thời gian tới, Huế cần chú trọng hướng tới đối tượng khách du lịch MICE, khách công tác ngắn ngày, nghỉ dưỡng cao cấp, khách thu nhập cao không bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế do dịch gây ra; khách đi lẻ và theo nhóm nhỏ. Bên cạnh dòng sản phẩm di sản, văn hóa, du lịch Huế cần chú trọng tìm kiếm, phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch biển, sinh thái, cộng đồng…, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dịch vụ.

Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp trong cả nước tìm kiếm cơ hội hợp tác mới

Thêm kết nối, thêm cơ hội

Tại diễn đàn, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã giới thiệu chương trình liên minh kích cầu của các đơn vị lữ hành. Chương trình kích cầu của các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp dịch vụ, với gần 110 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tham gia. Nhiều sản phẩm chất lượng, điểm hấp dẫn và mới lạ được giảm giá từ 30% - 50%, đến hết 31/12/2020 được giới thiệu đến các đối tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ, việc vượt qua khó khăn và phát triển đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung trong tình hình hiện nay đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; sự nỗ lực, hợp tác và mạnh mẽ vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp. Liên kết hợp tác phát triển là vấn đề sống còn đối với hoạt động du lịch. Thêm liên kết là thêm cơ hội phục hồi, phát triển cho du lịch Huế.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh: “Sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch, cùng nhau xây dựng các gói sản phẩm kích cầu là giải pháp quan trọng hàng đầu. Sự kết nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng phải tốt hơn nữa. Khi đã có sự kết nối tốt, mới có thể tạo ra chuỗi cung ứng mới, đa dạng và có tính hệ thống cao.

Lý do để các du khách chọn đi du lịch hậu COVID-19 chủ yếu là dịch vụ và điểm đến an toàn, điểm đến du lịch an ninh và an toàn. Do đó, quảng bá hình ảnh điểm đến an toàn, như đúng chủ đề của Diễn đàn Du lịch Huế 2020 phải được Huế thúc đẩy mạnh hơn nữa. Tận dụng các kênh quảng bá, nhất là quảng bá E-Maketing, các nền tảng mạng xã hội.

Liên kết điểm đến, nhất là liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là giải pháp đươc đánh giá quan trọng. Một số đại biểu cho rằng, để miền Trung trở thành một “vệt sáng”, trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ khách nội địa trước mắt và quốc tế trong tương lai, có thể tạo sự liên kết từ Quảng Bình đến Bình Định để tăng sự so sánh trong cạnh tranh.

Trong khuôn khổ diễn đàn, ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã công bố chương trình hành động chung “Điểm đến an toàn và mến khách”, với các nội dung: Ba địa phương cam kết đảm bảo các điều kiện an toàn cho du khách trong các hoạt động dịch vụ tại điểm đến; thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho cộng đồng du khách và các doanh nghiệp lữ hành với mức thống nhất cao: giảm giá vé, phí tham quan từ 30 - 50%, từ tháng 6 - 12/2020; xây dựng danh mục các sản phẩm có giá trị chung để tạo thành chuỗi dịch vụ trong bộ sản phẩm ba địa phương một điểm đến; thực hiện truyền thông, quảng bá du lịch chung.

Bài, ảnh: Đức Quang - Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thông tin doanh nghiệp:
Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế: Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo...

Là dự án được mong đợi nhất năm 2024 tại miền Trung, AEON MALL Huế không chỉ mang đến không gian mua sắm hiện đại đậm nét văn hóa cố đô, mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mới.

Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top