ClockThứ Hai, 29/08/2016 09:31

Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy

Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các sở GD-ĐT và các trường đại học, cao đẳng yêu cầu tập trung nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các nhà trường từ năm học 2013-2014.

Cô Lê Thị Lý - tổ trưởng tổ giáo dục công dân Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM - dạy Luật phòng chống tham nhũng cho học sinh lớp 10A9 - Ảnh: Như Hùng

Năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT tiếp tục lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy, trong đó đặt trọng tâm vào giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giảng dạy pháp luật về phòng, chống tham nhũng với thời lượng phù hợp, khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả. Các trường đại học, cao đẳng nghiêm túc thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình chính khóa và ngoại khóa bảo đảm đủ thời lượng theo quy định, trong đó với các chương trình đào tạo chuyên về luật phải bảo đảm thời lượng 15 tiết; các chương trình đào tạo không chuyên về luật thì nội dung phòng, chống tham nhũng cần được tích hợp, lồng ghép để bảo đảm thời lượng 5 tiết. 

Theo Hà Nội Mới

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1

Sáng 15/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận “Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn mức 1”.

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1
Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo lý luận chính trị (LLCT). Để chủ động thích nghi với hoàn cảnh, các trường, cơ sở giáo dục LLCT, giảng viên cần đổi mới và nâng cao hơn nữa nhận thức, cơ sở hạ tầng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ… nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên cho xã hội.

Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị
Return to top