Thế giới

Đức kêu gọi liên minh toàn cầu vì “mục đích đặc biệt” chống IS

ClockThứ Hai, 30/11/2015 15:24
TTH.VN - Theo tin từ RT sáng nay (30/11), Đức đang kêu gọi một liên minh toàn cầu tạm thời vì "mục đích đặc biệt" nhằm đoàn kết sức mạnh toàn cầu, trong đó có Mỹ và Nga, trong cuộc chiến chống lại một kẻ thù chung - nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang bành trướng ở Iraq và Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nói rằng, mọi người đều phải tham gia vào liên minh toàn cầu mới này, bởi vì bất kỳ sự bất đồng nào giữa các chủ thể tham gia cuộc chiến chống IS sẽ chỉ củng cố thêm vị trí của bọn khủng bố.

IS đang bành trướng ở Iraq và Syria. Ảnh: EPA.

Theo Bộ trưởng Leyen, việc chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (còn gọi là IS, ISIS, ISIL hay Daesh) nên là ưu tiên hàng đầu, nhất là kể từ khi một uỷ quyền hợp pháp chống IS được bảo trợ bởi Liên Hiệp Quốc.

Ngày 20/11 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xác định rằng, IS đã và đang cấu thành một mối đe dọa "chưa từng có" đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Nghị quyết 2249 kêu gọi các nước thành viên sử dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động của IS tại Syria và Iraq.

"Quyết tâm gần đây của Hội đồng Bảo an cho thấy một thông điệp rõ ràng: Đấu tranh chống lại IS là ưu tiên hàng đầu của nước Pháp, cũng như đối với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, các nước Ả Rập", Bộ trưởng Leyen cho biết.

Ưu tiên hàng đầu trong liên minh nên được sử dụng để tiêu diệt các nguồn thu từ dầu mỏ của IS, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh. Mục đích là "để làm suy yếu IS, hạn chế phạm vi của các phong trào IS, và phá hủy các trại huấn luyện chiến binh của nhóm cực đoan này". Đồng thời, Bộ trưởng Leyen cũng kêu gọi những người Hồi giáo ôn hoà trong khu vực giữ khoảng cách rõ ràng với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Như là một phần của liên minh do Mỹ dẫn đầu, Đức đang xem xét việc gửi 1.200 nhân viên quân sự để hỗ trợ và sử dụng hiệu quả lực lượng không quân mà Berlin muốn triển khai trong cuộc chiến chống IS.

Động thái này nhằm củng cố lời hứa của Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi giữa tuần trước rằng sẽ hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố, sau vụ thảm sát hôm 13/11 của các chiến binh Hồi giáo IS ở Paris khiến 130 người thiệt mạng.

Nhiệm vụ cho sự tham gia của các lực lượng vũ trang Đức vẫn cần sự chấp thuận của Quốc hội. Ngày mai (1/12), các dân biểu nước này sẽ bắt đầu cuộc thảo luận về vấn đề này. Chính phủ Đức hy vọng sẽ có thể tiến hành nhiệm vụ trước khi năm 2015 khép lại.

Tố Quyên (lược dịch từ RT)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top