ClockThứ Năm, 04/08/2011 04:17

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỷ 11

TTH - 2. Nhân đỉnh – Đỉnh đặt hàng thứ nhất bên trái tượng trưng cho lòng nhân ái (Tiếp theo)

NAM TRÂN

8. Nam Trân, tục danh cây lòn bon(28) có nơi gọi là lòn bong, cao độ vài mét, mùa xuân nở hoa, mùa thu quả chín; vỏ mỏng, cùi thịt trắng, vị thơm ngọt; vùng núi Quảng Nam rất nhiều. Về trái cây này, có một chuyện ở vùng Quảng Nam kể rằng: khi Nguyễn Vương còn đang ẩn náu ở nguồn sông Ô Gia, vì thiếu lương thực nên nhiều ngày chỉ ăn cầm bữa bằng quả lòn bon. Vì vậy mà sau này, khi Nguyễn Vương lên ngôi vua Gia Long, người ta đã đặt tên cho cây trái này là phụng quân mộc (cây gặp vua). Chắc chắn cũng vì cái tích ấy nên khi đúc Cửu đỉnh, vua Minh Mạng cho khắc hình tượng cây lòn bon vào Nhân đỉnh.
  
(28). Đại Nam nhất thống chí, Sài Gòn xb (1962); Hà Nội xb (1969), đều không chú cây nam trân khắc ở đỉnh nào.
  
LUÂN XA PHÁO
 
 
9. Luân Xa Pháo, tức là loại pháo khá lớn đặt trên bệ đỡ có hai bánh xe, được chế tạo dưới triều vua Gia Long, Minh Mạng. Loại súng này thường được kéo theo các đơn vị quân đội bộ binh, cơ động nhanh. Trong chiến đấu, luân xa pháo được binh lính đẩy dàn lên trước hàng quân, khai hỏa một loạt để uy hiếp tinh thần đối phương, rồi bộ binh mới tiến lên, tấn công quân địch.
 
Luân xa pháo được sử dụng từ lâu, nhưng thực sự là thứ vũ khí mạnh và tiện lợi dưới thời Nguyễn sơ.
 
Năm Minh Mạng thứ 17, 1836, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng loại pháo này lên Nhân đỉnh.
 
NGUYỆT
 
 
10. Nguyệt, tức là mặt trăng, chỉ thời gian một tháng. Ngày trước, nhiều nước lấy chu kỳ của “trăng già, trăng non” để làm lịch, gọi là lịch trăng, lịch âm, hiện vẫn còn dùng. Ngày trăng tối nhất gọi là sóc (ba mươi), ngày trăng sáng nhất gọi là vọng (mười lăm). Người xưa giàu tưởng tượng, nhìn lên bóng trăng thấy những quầng đen, xám, họ đã sáng tạo ra những câu chuyện “chị Hằng Nga” giàu màu sắc huyền diệu. Ban đêm, nhìn lên mặt trăng, nhà thiên văn có thể đoán biết thời tiết, sâu bệnh ôn dịch của năm ấy. “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”...
 
Năm Minh Mạng thứ 17, 1836, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng mặt trăng lên Nhân đỉnh.
 
NHU
 
 
11. Nhu, tục danh lúa nếp. Một thứ lúa cho gạo nấu chín rất thơm và dẻo nên gọi là nọa, cũng quen gọi là cơm nếp, là xôi. Lúa nếp cho sản lượng thấp, nên ngày trước người ta trồng ít, chỉ để dâng cúng tổ tiên, thần thánh. Mỗi khi có việc làng, việc họ, hay có đám giỗ thì mới được ăn xôi. Ngoài loại nhu (nếp) này, còn có các loại nếp khác: nếp voi, nếp cau, nếp bò, nếp chốt, nếp hường bầu, nếp lũ, nếp đen, nếp kỳ lân, nếp tây, nếp sáp, nếp than, nếp một, nếp trứng, nếp già, nếp cút, nếp cái, nếp chuột… Loại lúa nếp này đại diện cho hơn 40 loại nếp khác cùng thời, là hạt ngọc trời ban cho thế gian.
 
Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng loại lúa nếp này vào Nhân đỉnh.
 
(Còn nữa)
 
Dương Phước Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top