ClockThứ Sáu, 23/12/2011 21:33

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 21

TTH - Anh đỉnh - Đỉnh đặt hàng thứ hai bên trái tượng trưng cho sự hiển đạt

Tân Lang

8. Tân Lang, tục danh quả cau, còn gọi là tân môn, hay nhân tần, tẩy đản đơn. Chữ tân và chữ lang đều là tiếng xưng chỉ người khách quí, nên ngày xưa bất kể sang hèn, người khách đến nhà phải dọn vật này lên trước, là thủ nghĩa như thế. Quả cau có nhiều dược tính, có thể làm thuốc chữa giun sán, hạ khí, lợi tiểu, viêm ruột, chữa bệnh trẻ con tróc đầu. Ngạn ngữ có câu: “Năm trước giá cau rẻ, thì năm sau giá lúa đắt”, hay như câu: “Được mùa lúa, úa mùa cau” nói thế thường có linh nghiệm. Trái cau khô nhai với lá trầu là thứ thuốc phòng khỏi đau răng, nhưng ăn quá nhiều thì có nguy cơ dễ bị ung thư miệng.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng cây cau có quả lên Anh đỉnh.

Hồ Điệp Tử

9. Hồ Điệp Tử, tức là loại đạn bươm bướm; một loại tạc đạn khi bắnra khỏi nòng đại pháo thì đường bay của nó trông giống hình con bươm bướm. Lại nói khi loại đạn này nổ thì bung ra tứ phía trông như tổ kén của con bươm bướm nở cho nên có tên như vậy. Còn hồ điệp mới là con bươm bướm (đã có một số bản dịch nhầm chữ hồ điệp thành hồ điệp tử). Hồ điệp tử là một loại đạn, được chế tác gần giống như tạc đạn sau này, dùng để công phá thành trì, đánh vào chiến hạm, uy hiếp đối phương, được sử dụng nhiều dưới thời Nguyễn sơ.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng hồ điệp tử lên Anh đỉnh.

Bắc Đẩu

10. Bắc Đẩu,tức sao Bắc Đẩu, chòm sao Đại Hùng, một tinh quần ở thẳng miền Bắc Cực, gồm bảy vì sao sáng, nên cũng gọi là chòm Thất tinh.

Ngày xưa, người đi biển, đi rừng hoặc bị lạc giữa sa mạc mênh mông, ban đêm nhìn lên bầu trời thấy sao Bắc Đẩu thì xác định được phương hướng. Nhà thiên văn xem sao Thất tinh mà đoán vận địa giới, biết chuyện nắng mưa trên trời và cả thế sự sắp diễn ra.

Theo truyền thuyết thì sao Bắc Đẩu được trời ủy nhiệm biến thành vị thần giữ sổ sinh của hạ giới. Con người sống thọ, hay chết yểu cũng từ vị thần này.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho khắc hình sao Bắc Đẩu lên Anh đỉnh.

Uất Kim

11. Uất Kim, tục danh củ nghệ, loại cây cho củ màu vàng, dân gian thường nói: vàng như nghệ, nên còn gọi là mã mê, khương hoàng. Theo Đông y, củ nghệ có thể dùng làm thuốc chữa vết rách đao thương, khai thông uất kết, làm cho kinh lạc lưu thông, sinh da thịt và hành huyết. Người ta thường dùng để nhuộm màu và chế biến thức ăn, dược tính của nó kích thích nguyệt kỳ của người phụ nữ. Những người phụ nữ có thai không nên dùng. Lại có một loại gọi là nga truật, tức củ nghệ màu xanh, còn gọi thạch mã mê, công dụng thua kém nghệ màu vàng rất nhiều.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng cây nghệ lên Anh đỉnh.

(còn nữa)
 
Dương Phước Thu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top