ClockThứ Năm, 15/03/2012 06:09

Sản phẩm du lịch Huế quá rẻ

TTH - "Rẻ thì ai cũng muốn nhưng với một sô diễn đáng xem như võ Vạn An mà chỉ có 30.000 đồng thì quá phí"-Đại diện một hãng lữ hành ở Hà Nội phản ánh về những sản phẩm du lịch quá rẻ ở Huế.

Không đủ để tái đầu tư

Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển sản phẩm du lịch do Sở Văn hóa Thể thao-Du lịch tổ chức gần đây, điều các hãng lữ hành lưu ý là giá một số sản phẩm du lịch của Huế quá rẻ.
 
Ông Nguyễn Hữu Lâm, Giám đốc Văn phòng lữ hành Arirang-Hàn Quốc cho rằng, tại Trung Quốc, giá một sô diễn Kungfu tại các Thiếu Lâm Tự lên đến hàng trăm tệ mỗi khách. Thế nhưng tại Huế, mỗi du khách được xem một chương trình biểu diễn võ thuật hấp dẫn đến dựng tóc gáy, nổi da gà như võ Vạn An chỉ trả có 30.000 đồng. Theo ông Lâm, với mức giá này thì khó đảm bảo cuộc sống cho các võ sinh phải mất hàng chục năm trời khổ luyện. Chưa kể vấn đề tái đầu tư trở lại cho không gian biểu diễn, công tác quảng bá… Cũng với võ Vạn An, ông Lâm cho rằng, nếu biết cách đánh bóng, tạo sự tương tác tốt hơn cho khách hay đầu tư cơ sở để mở dịch vụ chữa bệnh bằng khí công chẳng hạn thì chắc chắn giá của sản phẩm này sẽ khác, sẽ cao hơn chứ không thể thấp như hiện nay.
 

Không gian diễn xướng như thế này góp phần rẻ hóa ca Huế

Sợ nhất là nạn phá giá

Lần may mắn được thưởng thức yến tiệc cung đình do nghệ nhân Hoàng Anh phục dựng, tôi hỏi một doanh nghiệp du lịch, là với giá 5 triệu đồng/suất, liệu có làm được yến tiệc cung đình không? Doanh nghiệp này trả lời: Khách cũng có thể có nhưng sợ nhất là nạn hàng nhái và phá giá.

Cũng với tâm sự này, Giám đốc Làng Hành Hương cho rằng, để có những sản phẩm du lịch cao cấp, trước hết phải có chiến lược phát triển, chỉ rõ sản phẩm nào dành cho khách cao cấp, sản phẩm nào dành cho khách phổ thông, để đầu tư tiền bạc, chất xám, khai thác thị trường và quảng bá. Quan trọng hơn, phải có hành lang pháp lý an toàn cho doanh nghiệp. Với nạn sao chép sản phẩm vô tội vạ như hiện nay, từ lâu, doanh nghiệp du lịch 5 sao này không thể làm cơm vua do không cạnh tranh nổi giá bèo được chào bán tại nhiều nhà hàng, khách sạn ở Huế.

Không chỉ có võ Vạn An, ông Lê Văn Trường, Giám đốc khu du lịch Làng Hành Hương cho rằng, nhiều sản phẩm du lịch của Huế quá “bèo bọt”. Ví dụ, cũng là ca Huế, nhưng tại Làng Hành Hương, giá mỗi sô diễn lên đến hàng triệu, du khách vẫn sẵn sàng xem. Thế nhưng không hiểu vì sao, giá một sô ca Huế trên sông Hương chỉ có 500.000 - 600.000 đồng cho 30-40 người nghe với 7-8 nhạc công diễn viên biểu diễn, chưa kể tiền thuê thuyền. Tương tự, ông Trường cho rằng, với “cơm vua” mà nhiều khách sạn chỉ bán với giá 100.000 - 200.000 đồng/suất thì không hiểu họ làm “cơm vua” như thế nào?
 
Các công ty lữ hành cũng cho rằng, một số dịch vụ khác như vé xem Nhã nhạc ở Huế lâu nay là quá thấp so với vị thế, tiếng tăm mà Nhã nhạc đã đạt được. Hay vé tham quan Đại Nội cũng đang rẻ so với vị thế của một quần thể di tích cung đình đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Họ đưa ra những minh chứng. Tại Nhật Bản, dịch vụ thuê xiêm y và chụp ảnh giả công chúa có giá vài trăm USD thì tại Huế, dịch vụ này được tổ chức tại Hữu Vu với giá vài chục ngàn đồng.
 
Đúng “Cơm Vua” không dưới 5 triệu đồng
 
Dĩ nhiên, một khi sản phẩm qúa rẻ, cái thiệt trước hết là làm cho doanh thu du lịch không cao. Nhưng đáng ngại hơn, chính cái sự rẻ này mà không ít sản phẩm du lịch ở Huế đang kém về chất lượng. Ví dụ ca Huế trên sông Hương, được xem là một đặc sản không nơi nào có. Và dù giá có rẻ như thế nhưng hầu như khách quốc tế không xem bởi họ không chấp nhận việc ngồi ghế nhựa để nghe ca Huế. 
 
Trong khi đó, các chuyên gia và nhiều hãng lữ hành cho rằng, cũng với sản phẩm ấy ở Huế, có thể xây dựng những cái có đẳng cấp hẳn hoi. Ví dụ cũng là cơm vua nhưng với cách phục dựng của nghệ nhân Hoàng Anh mới đây tại Festival nghề truyền thống Huế, giá cho mỗi xuất yến tiệc cung đình không dưới 5 triệu đồng. Dĩ nhiên là đắt nhưng lại xứng với đồng tiền bát gạo, với những món sơn hào hải vị của vua, chúa một thưở mà nói như nghệ nhân Hoàng Anh là có tiền, chưa chắc đã mua được. 
 
Tương tự với nhã Nhạc, sở dĩ có giá rẻ như hiện nay bởi một phần chất lượng sản phẩm chưa đạt đến đỉnh cao. Sự rẻ ấy toát lên từ những cái nhỏ nhất, như bộ trang phục, những đôi giày tây, hay lớn hơn là tinh thần quốc hồn, quốc túy chưa toát lên. Nhiều người cho rằng, cũng sản phẩm ấy nhưng nếu nhạc công được khoác lên mình những bộ trang phục Nhã nhạc do nghệ nhân Trịnh Bách phục chế, hay những bài bản do G.S Trần Văn Khê diễn giải…thì chắc chắn, giá của nó phải khác.
 
Huế còn nhiều sản phẩm du lịch cao cấp khác đang ở dạng tiềm ẩn, như loại hình du lịch sức khỏe gắn với thương hiệu Thái Y Viện. Một sản phẩm mà tại Trung Quốc, riêng địa chỉ Đồng Nhân Đường với những thang thuốc chuyên thu hút giới quốc khách và các nhà tỷ phú.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

TIN MỚI

Return to top