Thế giới

EU, Balkan họp khẩn về khủng hoảng di cư

ClockChủ Nhật, 25/10/2015 15:58
TTH.VN - Lãnh đạo các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và các nước Balkan ngày hôm nay (25/10) tiến hành hội đàm khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn châu Âu trước nguy cơ 3 nước Bulgaria, Romania và Serbia tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới nếu các nước EU ngừng tiếp nhận người di cư, AFP vừa đưa tin hôm nay.

 
Hàng ngàn người di cư vẫn đang mắc kẹt tại các khu vực biên giới trong mưa lạnh. Ảnh: Ndtv

Cuộc họp diễn ra sau khi Bulgaria, Romania và Serbia ngày hôm qua (24/10) lên tiếng cảnh báo sẽ không cho phép đất nước mình trở thành "vùng đệm" cho hàng chục ngàn lượt người di cư tràn vào châu Âu.

"Cả 3 nước đều đã sẵn sàng... nếu Đức, Áo và các nước khác đóng cửa biên giới, chúng tôi cũng sẽ đóng cửa biên giới ngay lúc đó", Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov cho biết sau cuộc hội đàm giữa 3 nhà lãnh đạo Balkan ở Sofia.

Hội nghị thượng đỉnh khu vực Balkan lần này tập trung vào vấn đề các hoạt động tức thời để đối phó với dòng người di cư hiện nay.

Mười nhà lãnh đạo từ Liên minh châu Âu được mời đến hội nghị thượng đỉnh lần này, bao gồm những đại biểu đến từ Áo, Bulgaria, Croatia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Romania, Slovenia và Thụy Điển. Tuy nhiên, cuộc họp một lần nữa nêu bật sự chia rẽ trong EU về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng.

Sự chia rẽ nổ ra giữa những người chủ yếu coi khủng hoảng là một vấn đề an ninh biên giới và những người xem đó là một thách thức hội nhập nhân đạo với nhu cầu cần phân phối lại người tị nạn trong EU.

Trong những tháng qua, quốc gia phi thành viên EU là Serbia đã tràn ngập những người di cư trên đường từ Hy Lạp và Macedonia đến Bắc Âu, trong khi Bulgaria và Romania cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Theo văn phòng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, hội nghị thượng đỉnh hôm nay là điều cần thiết để thúc đẩy hợp tác hơn nữa "trong tình trạng khẩn cấp đang diễn ra hiện nay".

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ báo Đức Bild, Chủ tịch Juncker kêu gọi các nước ngừng đẩy người di cư qua các nước láng giềng trong điều kiện hỗn loạn.

"Ủy ban châu Âu hy vọng tất cả mọi người phải tuân theo các quy tắc, nếu chúng ta không muốn đặt Schengen vào tình cảnh rủi ro", ông Juncker cho biết, đề cập đến khu vực không biên giới của EU.

Theo số liệu chính thức, EU đang phải đối mặt với mức kỷ lục hơn 47.500 người di cư đổ vào Slovenia trong tuần trước, trong khi nước này chỉ có dân số 2 triệu người, và 48.000 đổ vào Hy Lạp, quốc qua có 11 triệu dân.

Với mùa đông đang đến gần, Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày hôm qua lên tiếng cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nếu người di cư vẫn bị mắc kẹt tại các khu vực biên giới.

Ông Juncker nói rằng, nếu không hành động, "chúng ta sẽ sớm phải chứng kiến ​​nhiều gia đình chết thảm ở các bờ sông lạnh lẽo ở khu vực Balkan".

 

Tố Quyên (lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top