Thế giới Thế giới
EU mở rộng lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) quyết định mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Nga cho đến 15/9/2016, bao gồm cả việc đóng băng tài sản và cấm đi lại, do cáo buộc Moscow tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.
![]() |
EU mở rộng trừng phạt với Nga đến tháng 9/2016. Ảnh: Bloomberg. |
Trong một tuyên bố hôm qua (10/3), EU cho biết sẽ tiếp tục duy trì các "biện pháp hạn chế" cho đến giữa tháng 9 tới, bao gồm đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh EU, đối với 146 cá nhân và 37 pháp nhân của Nga và Ukraine: các doanh nhân và quan chức Nga, lãnh đạo các Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, mà EU cáo buộc tham gia "phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine. Quyết định này được đưa ra trong cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ EU tại thủ đô Brussels của Bỉ ngày hôm qua.
Ngoài biện pháp trừng phạt cá nhân, EU còn áp dụng biện pháp hạn chế ngành, bao gồm lĩnh vực quốc phòng, tài chính và năng lượng của Nga, được gọi là các trừng phạt kinh tế, và có giá trị đến ngày 31/7/2016.
Khối 28 quốc gia EU cho biết, lệnh cấm được mở rộng "trong quan điểm rằng việc phá hoại hoặc đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine vẫn đang tiếp diễn".
Theo tuyên bố, 3 người chết đã được loại bỏ khỏi danh sách áp dụng lệnh cấm. Một danh sách những cái tên đầy đủ dự kiến sẽ được công bố vào ngày mai (12/3).
Các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga ban đầu được áp dụng sau khi Crimea tuyên bố độc lập từ Ukraine vào tháng 3/2014 và chính thức tái gia nhập Nga sau một cuộc trưng cầu. Gần 97% người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ ly khai trong cuộc trưng cầu, với số cử tri đi bầu đạt trên 83%.
Tuần trước, Hoa Kỳ cũng mở rộng lệnh cấm chống lại Moscow cho đến tháng 3 năm sau. Bộ Ngoại giao Nga đã mô tả các biện pháp trừng phạt của Mỹ là vô ích, nói rằng Kremlin có quyền đáp trả.
Washington và các đồng minh châu Âu cáo buộc Moscow làm bất ổn Ukraine. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ việc nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.
Điện Kremlin cũng áp dụng hạn chế đối với một số thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, EU, Na Uy, Australia và Canada trong một động thái đáp trả.
Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & PressTV)
- Ông Biden điện đàm với ông Putin, đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh (14/04)
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm (14/04)
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ (14/04)
- Hàn Quốc tiếp tục có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (14/04)
- Ai Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez (14/04)
- Mỹ tạm dừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (14/04)
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông