EU tăng cường viện trợ cho các nước Tây Phi chống dịch Ebola
TTH.VN - Cùng với cam kết của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xóa nợ thêm 300 triệu USD (190 triệu bảng) cho Sierra Leone, Guinea và Liberia, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi 5.000 tấn hàng viện trợ, bao gồm cả xe cứu thương và các phương tiện cách ly, tới 3 quốc gia Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành nặng nề nhất này nhằm giúp chống dịch.
Chôn cất nạn nhân tử vong vì dịch Ebola ở Sierra Leon. (Ảnh: TTXVN)
Tuyên bố của ông Christos Stylianides, điều phối viên mới của EU trong chống dịch Ebola, phát biểu trên tờ "Người quan sát" ngày 15/11 cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ châu Âu an toàn trước dịch bệnh là ngăn chặn dịch tại chỗ và sát cánh cùng các nước Tây Phi đẩy lùi dịch bệnh chết người này. Hiện một tàu biển của Hà Lan chở hàng hóa thiết yếu cũng đang trên đường tới khu vực Tây Phi.
Ông Stylianides vừa trở về sau chuyến thăm các nước Tây Phi hồi tuần trước cùng với Ủy viên EU phụ trách về y tế. Theo ông, lý do khiến dịch Ebola bùng phát với tốc độ lây lan chóng mặt có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém nghiêm trọng của hệ thống chăm sóc y tế.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay đã có hơn 5.000 người thiệt mạng vì dịch Ebola với các trường hợp tử vong mới nhất được ghi nhận tại Mali.
Sự bùng phát dịch bệnh làm nảy sinh nhu cầu khổng lồ về hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng dịch, từ thực phẩm, nước sạch tới đồ dùng vệ sinh.
Trước đó, EU đã cam kết viện trợ hơn 1 tỷ euro chống dịch Ebola và vừa bổ sung thêm 17 triệu euro. Các quan chức EU nhấn mạnh cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước để đẩy lùi thảm họa này.
Do đó, bên cạnh việc gửi hàng viện trợ bằng đường biển, EU cũng ủng hộ một dịch vụ nhân đạo bằng đường không được triển khai tới tất cả các nước Tây Phi đang có dịch Ebola.
Ngoài ra, EU cũng đang nghiên cứu phát triển vắcxin chống lại dịch bệnh này.
Theo Vietnam+
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
- Indonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với COVID-19 (19/05)
- Quan hệ thân thiện gắn kết Trung Quốc – ASEAN là nền tảng cho tương lai thịnh vượng (19/05)
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài (18/05)
- Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau (18/05)
- Mỹ: Thành phố New York nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức cao (18/05)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thị trưởng thành phố San Francisco (18/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc