EU triển khai giai đoạn 2 của chiến dịch chống nạn buôn người
TTH.VN - Hôm nay (7/10), Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự nhằm bắt giữ những băng nhóm buôn người nhập cư và đưa người nhập cư bất hợp pháp qua Địa Trung Hải.
Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini, chiến dịch hải quân mang tên EUNAVFOR MED là một hoạt động được đưa ra để chống lại mạng lưới buôn lậu đã tiếp tay cho cuộc khủng hoảng di cư.
![]() |
Tàu khu trục Luigi De La Penne Durand của Hải quân Italy tham gia chiến dịch EUNAVFOR MED tại vùng biển Địa Trung Hải. Ảnh: AFP |
Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch được phát động hồi tháng 6 vừa qua, chủ yếu thực hiện các hoạt động thu thập và phân tích thông tin về mạng lưới buôn người.
Giai đoạn thứ hai chính thức bắt đầu từ ngày 7/10, với sự tham gia của 6 tàu chiến hoạt độn trên vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển Libya. Trong đó, có 1 tàu khu trục của Italy, 1 tàu sân bay của Pháp, 1 tàu chiến của Anh, 1 tàu chiến của Tây Ban Nha và 2 tàu chiến của Đức.
Ngoài ra, ít nhất 3 tàu chiến, 4 máy bay và 1.318 nhân viên cũng được lực lượng hải quân Bỉ, Anh và Slovenia dự kiến triển khai đến khu vực này vào cuối tháng 10.
Trên tàu chiến Werra, một trong những tàu tham gia chiến dịch của Đức, 100 người phi hành đoàn đang thực hiện một số bài tập, bao gồm một bài mô phỏng cuộc tấn công do những tay buôn người thực hiện.
"Chúng tôi đang theo dõi những kẻ buôn người để bắt giữ chúng và các con tàu của chúng", thuyền trưởng tàu Werra cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ cố gắng tiếp cận sâu vào vùng biển Libya nếu có thể.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, bà Mogherini bày tỏ tin tưởng chiến dịch quân sự của EU sẽ rất hiệu quả, đồng thời hy vọng Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Chính phủ Libya sẽ bật đèn xanh để chiến dịch có thể được triển khai một cách thuận lợi tại vùng biển Libya.
Thanh Ngân (lược dịch từ Dailystar & CNA)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”