ClockThứ Ba, 10/04/2012 11:38

Mê đắm vũ điệu Okinawa

Trong không gian Đại Nội cổ kính, chương trình được bắt đầu với vũ điệu cung đình Yutsudaki có nguồn gốc từ thời Ryukyuan. Người xem mê đắm trong tiếng nhạc êm đềm, tiếng gõ phách lách cách và các vũ nữ xinh đẹp, khoác trên mình những bộ trang phục Bingata đầy màu sắc, đầu đội mũ hoa Hanagasa.

 


Nghệ sĩ Okinawa biểu diễn tại sân khấu Đại Cung Môn tối 8/4. Ảnh: Văn Thanh
 

 

Tiết tấu nhanh, mạnh và đầy hứng khởi, vũ điệu Hatomabushi lại toát lên vẻ đẹp cương nghị, uyển chuyển bằng những vũ đạo kết hợp giữa động tác mạnh mẽ của kỹ thuật Karate Okinawa và phong cách múa Kappore truyền thống của Nhật Bản. Đây là điệu múa được phổ biến từ cuối thế kỷ 19, với những động tác tay mềm mại, những đôi chân uyển chuyển, mê hoặc.

 

Với kết cấu phong phú, chương trình nghệ thuật của vùng đảo Okinawa đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc, với điệu múa Tanchame đặc trưng, mô tả cuộc sống thường nhật trong những làng chài. Trong trang phục Bashofu làm từ sợi thân chuối, các nghệ sĩ vào vai thanh niên, thiếu nữ làng chài, với mái chèo, giỏ cá, tái hiện sinh động không gian và niềm vui lao động của người dân vùng biển. Trên nền nhạc hiện đại mang chút âm hưởng jazz, chương trình đọng lại trong lòng công chúng cảm xúc vui tươi, nhẹ nhõm và lạc quan về tình yêu cuộc sống.

 

Okinawa là kinh đô xưa của Nhật Bản (1429-1879), với truyền thống nghệ thuật lâu đời, đặc biệt là loại hình văn hóa dân gian, trong đó điệu múa cung đình Ryukyu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là lần thứ 3, công chúng Festival Huế được thưởng thức giá trị nghệ thuật độc đáo và lâu đời từ Okinawa.

 

Kim Oanh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh KonTum sẽ giới thiệu chương trình nghệ thuật sáng tạo, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024
Cảm xúc cùng “Phản chiếu”

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, tối 1/6, tại Nhà hát Sông Hương, Viện Pháp tại Việt Nam giới thiệu buổi biểu diễn "Relfet" (Phản chiếu) của nghệ sĩ Xuân Lê, biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt. ​

Cảm xúc cùng “Phản chiếu”
Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ thể hiện những điệu hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024
“Du hành cùng Satie"

Nhân sự kiện Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, trong chuyến công diễn đến Huế vào ngày 20/6, Nghệ sĩ Dương cầm David Greilsammer (Pháp) sẽ đưa công chúng Việt Nam vào chuyến “Du hành cùng Satie” thông qua các kiệt tác của nhà soạn nhạc vĩ đại người Pháp Erik Satie.

“Du hành cùng Satie
Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế

Tham dự Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ biểu diễn các tiết mục cổ điển, truyền thống cho đến hiện đại như: Dạ cổ hoài lang, Ca nhạc “Bạc Liêu khúc hát nghĩa tình”, “Bạc Liêu rực sáng trời tương lai”, “Tiếng đờn kìm”, tân cổ “Ai ra xứ Huế”, trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long”, ca cổ “Đêm Huế”, “Tình anh bán chiếu”, trích đoạn cải lương “Một thời để nhớ”.

Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế
Return to top