ClockThứ Sáu, 24/05/2024 06:13

Kỳ vọng Festival

TTH - 24 năm tổ chức, một chặng đường không dài với cộng đồng Festival chuyên nghiệp trên thế giới, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật với giá trị thương hiệu của mình và trở thành một lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế.

Chillies Band mang “bữa tiệc âm nhạc” đến Festival Huế 2024Công bố giá vé chương trình nghệ thuật, dạ yến tại Festival Huế 2024Chờ đón Steve Barakatt - Nghệ sĩ từng đưa nhạc của mình lên vũ trụ

 Hoạt động festival mở ra nhiều cơ hội để người dân địa phương tham gia tích cực, chủ động

Những ngày này, Thừa Thiên Huế đang khẩn trương chuẩn bị cho Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (diễn ra từ 7 - 12/6). UBND tỉnh kỳ vọng sự kiện văn hóa, du lịch, nghệ thuật lớn nhất trong năm sẽ là “cú hích” với du lịch địa phương.  

Từ năm 2022, với định hướng bốn mùa lễ hội, năm nào Huế cũng có Festival, và việc làm sao để đem đến những chương trình mới lạ, hấp dẫn là câu chuyện không hề dễ. Chia sẻ tại buổi họp báo quốc tế giới thiệu về Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 tại Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Festival Huế là Festival văn hóa nghệ thuật, là sản phẩm du lịch lễ hội mang tính đặc thù. Hoạt động của Festival có tầm quan trọng đối với kinh tế và xã hội. Thông qua đó phát huy giá trị của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các lễ hội, đồng thời tạo việc làm, mang lại thịnh vượng cho đời sống tinh thần và vật chất của người dân địa phương.

Theo ông Bình, để đem đến các chương trình hấp dẫn, tỉnh không chỉ đổi mới công tác tổ chức mà còn xây dựng những sản phẩm mới lạ, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. “Chúng tôi hướng các lễ hội, hoạt động văn hóa đến cộng đồng, người dân và du khách; để Nhân dân thật sự là chủ thể sáng tạo, là đối tượng thụ hưởng của Festival. Rất mừng là từ năm 2022, khi thay đổi theo xu thế này, người dân Huế và cộng đồng, du khách, doanh nghiệp rất hoan nghênh. Họ được tiếp cận trực tiếp với các loại hình nghệ thuật, lựa chọn trải nghiệm các lễ hội theo cách thoải mái nhất”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nói.

Với phương châm giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới, tại Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2024, ngoài hàng chục chương trình biểu diễn và hoạt động hưởng ứng của các đoàn nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu đến từ 7 quốc gia trên thế giới, điểm mới lạ là tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả nhất các công trình, kiến trúc trong Đại Nội Huế. Đặc biệt không gian điện Kiến Trung - ngôi đại điện độc đáo vừa được trùng tu sẽ là sân khấu chính của các chương trình nghệ thuật khai mạc, đêm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ...

BTC Festival cho biết, với công nghệ tổ chức hiện đại cùng một loạt các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tương tác với vẻ đẹp của điện Kiến Trung và Đại Nội Huế sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ, tạo ra một không gian đa chiều, mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho người tham dự các sự kiện tại đây.

Sau 3 năm ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, năm 2023 lượng khách du lịch tới Huế đã dần phục hồi, đạt mốc 2 triệu khách. Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế đón hơn 1 triệu du khách đến địa phương và tỉnh kỳ vọng Festival Huế 2024 sẽ là cú hích mạnh để du lịch Huế lấy lại phong độ.

Về phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giám đốc Hoàng Việt Trung thông tin, dịp này Trung tâm sẽ tổ chức thêm các chương trình “Dạ yến Hoàng cung” tại sân điện Cần Chánh và “Show Ẩm thực đêm Hoàng cung” ở cung Trường Sanh. Qua đó, giới thiệu đến du khách những giá trị văn hóa và ẩm thực Huế, đồng thời góp phần quảng bá sản phẩm du lịch mới của địa phương. Sau sự kiện, Trung tâm sẽ kết nối với các đơn vị lữ hành để xây dựng tour và đón khách nhằm khai thác hiệu quả.

Bài, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Return to top