ClockThứ Tư, 25/04/2018 15:55

Thưởng lãm những tuyệt phẩm đồ sứ ký kiểu toàn mỹ nhất

TTH.VN - Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 70 tuyệt phẩm đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) có giá trị nhất của dòng ĐSKK xuyên suốt các triều đại Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và triều Nguyễn, dài hơn 300 năm. Trong số này, trọng tâm là 30 trân phẩm ĐSKK thời Lê – Trịnh với đầy đủ các hiệu đề: Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị đoài, Nội phủ thị đông…

Ngắm tinh hoa cổ vật hội tụ

Nhiều món được ước tính có giá hơn 2 tỷ đồng, lần đầu tiên được đưa ra trưng bày ở Huế để công chúng thưởng lãm. Đại diện ĐSKK thời Nguyễn là những món đồ sứ ký kiểu tiêu biểu dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định. Những món đồ này đã từng được các vị vua triều Nguyễn sử dụng lúc sinh thời.

TS. Trần Đức Anh Sơn giới thiệu giá trị văn hóa của các hiện vật

ĐSKK là tên gọi của nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam (vua, quan và cả thường dân) đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề; phù hợp với sở thích, thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của người Việt.

Công chúng quan sát hiện vật

“Nếu xét về thời kỳ Lê – Trịnh, đây là bộ sưu tập ĐSKK có giá trị cao nhất. Dòng đồ sứ này được triều đình Lê – Trịnh ở Thăng Long ký kiểu, có niên đại sớm hơn ĐSKK thời Nguyễn cả trăm năm, trải qua bao dâu bể nên bị mất mát, thất thoát và dần trở nên hiếm hoi. Hơn 300 năm tồn tại, ĐSKK đã trở thành dòng cổ vật quý, có giá trị văn hóa, mỹ thuật và giá trị kinh tế cao, được giới sưu tập cổ vật trong và ngoài nước ưa chuộng. Hy vọng triển lãm “ĐSKK thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn” là cơ hội để công chúng và du khách tìm hiểu và thưởng ngoạn vẻ đẹp kì thú của tinh hoa một thời”, TS. Trần Đức Anh Sơn, Giám tuyển triển lãm giới thiệu.

Dòng hiện vật ĐSKK thời Lê - Trịnh (có viền vàng)

Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng các nhà sưu tầm cổ vật, gồm: ông Nguyễn Công Tuấn và ông Ngô Văn Trường (TP. Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) phối hợp tổ chức tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hưởng ứng Festival Huế 2018.

Cùng thưởng lãm “Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn” qua một số hình ảnh:

ĐSKK thời chúa Trịnh

Điếu hút thuốc lào (ĐSKK thời vua Gia Long)

Thống - ĐSKK thời vua Minh Mạng

Bình hoa trang trí hoa điểu bằng men ngũ sắc (ĐSKK thời vua Thiệu Trị)

TS. Trần Đức Anh Sơn giới thiệu về ĐSKK được trưng bày tại triển lãm

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top