ClockThứ Ba, 25/06/2024 11:03

Tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam

TTH.VN - Sáng 25/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa và diễu hành tri ân ngưỡng vọng tiền nhân nhân ngày giỗ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài Việt Nam.
 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đoàn nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu

 Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2024 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội mùa Hạ. Đây còn là hoạt động ý nghĩa tại Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế năm 2024.

Đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái (làng La Khê, Hương Thọ, TP. Huế) theo nghi thức truyền thống. Tiếp đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đoàn nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu. Các đoàn đến dâng hoa, dâng hương để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam.

Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc cũng tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Miếu. Đây là hoạt động nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế, cũng là dịp quảng bá hình ảnh áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung đến đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nước.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Võ vương, là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Ngày 7/7/1765 (nhằm 20/5 âm lịch năm Ất Dậu), chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, thọ 51 tuổi. Ông được táng tại lăng Trường Thái, làng La Khê (nay thuộc Hương Thọ, TP. Huế).

 

 Dâng hương tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam 
Thời chúa trị vì có nhiều cải cách được ban hành, trong đó có quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều đình, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nằm phân biệt y phục giữa đàng trong và đàng ngoài. Vì thế ông là người viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài - “ông tổ” của áo dài Việt Nam. Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Khoát còn có nhiều tư tưởng tiến bộ trong mở mang ngoại thương.
 
Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huyền thoại chim phụng và áo dài Huế

“Linh Phụng” là chủ đề của Chương trình nghệ thuật Áo dài - Festival Huế 2024 trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu diễn ra tối 23/9 tại Nhà hát Sông Hương.

Huyền thoại chim phụng và áo dài Huế
“Chủ nhật xanh” tri ân Anh hùng liệt sĩ

Từ đầu tháng 7 đến nay, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã đồng loạt triển khai các chương trình “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Nổi bật trong đó là chuỗi hoạt động ra quân Ngày “Chủ nhật xanh” làm đẹp các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm…

“Chủ nhật xanh” tri ân Anh hùng liệt sĩ
Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân

Tháng 7 – tháng tri ân, cán bộ, chiến sĩ trẻ trong toàn lực lượng Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có những công việc làm cụ thể, thiết thực hướng về các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân
Tri ân là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí

Đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, những hành động tri ân như suối nguồn nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn, ý chí lớn mạnh, để người lính “quân hàm xanh” càng vững vàng thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trên những nẻo đường biên cương. Đó là chia sẻ của Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh.

Tri ân là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí

TIN MỚI

Return to top