ClockThứ Sáu, 28/08/2015 15:34

GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực nguy cơ bị nới rộng

TTH.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cảnh báo, khoảng cách GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nêu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và nguy cơ tụt hậu tại Hội thảo khoa học về cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để phát triển và hội nhập giai đoạn 2015-2035 dô Bộ KH & ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức sáng 28/8 tại Hà Nội.

Hội thảo sáng 28/8 tại Hà Nội.

Ông Lâm nhấn mạnh đến nguy cơ tụt hậu của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học công nghệ và các vấn đề xã hội như lao động việc làm, giáo dục đào tạo, và y tế.

Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quan ngại về nguy cơ tụt hậu trong tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và các cân đối vĩ mô, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, và năng lực cạnh tranh.

Ông Lâm cho rằng, nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 6,9%/năm. Tuy nhiên, đà tăng này đang có chiều hướng chậm lại so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.

gdp cua viet nam so voi cac nuoc trong khu vuc nguy co bi noi rong hinh 1
Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 và một số nước trong khu vực.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần so với năm 1990, nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008 và Philippines năm 2010.

Năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malsyaia, và 1/27 của Singapore.

Về quy mô của nền kinh tế, GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 186,2 tỷ, gấp 29 lần so với năm 1990. Tuy nhiên, quy mô này vẫn còn nhỏ so với các nước khác trong khu vực.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn, chiếm tới 38,3%, trong khi tỷ lệ này ở Philippines là 31,1%.

Đề cập năng lực cạnh tranh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)./.

Trần Ngọc/VOV.VN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top