ClockChủ Nhật, 06/05/2018 11:23

Giá trị & hình thức

TTH - Không hẳn tất cả đều là qua loa, chiếu lệ, nhưng để trả lời câu hỏi rằng, anh (hay chị) có thật sự quan tâm đến cuộc vận động và bình chọn khu phố văn hóa, gia đình văn hóa không, chắc sẽ có những cái cười trừ thay cho sự để ngỏ.

Phía trước cổng chào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là cảnh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, đỗ xe. Ảnh: LINH ĐAN

Sẽ không ai chấp nhận việc gia đình mình không được bình chọn là gia đình văn hóa, cho dù điều đó có thể đã được xác định dựa trên những tiêu chí đã được quy định. Ví dụ một vài điều như còn thiếu sự tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương, có vi phạm ít nhiều trong việc tang (để quá ngày quy định) – một tiêu chuẩn của việc thực hiện nếp sống văn minh, sinh con quá quy định... Trên thực tế, những điều này thường được bà con hàng xóm chia sẻ và thể tất, trong sự góp ý, nhắc nhở chung và không nằm ở diện rộng; ngoại trừ ở những nơi quá nguyên tắc. Trong phạm vi đó, việc một số gia đình không đạt danh hiệu này hẳn là đã phá vỡ nhiều quy định chung, và thật sự “có vấn đề”.

Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là, vì sao phong trào này, danh hiệu này chưa thật sự trở thành một chuẩn chung, hay nói đúng hơn là một giá trị chung để đánh giá trong đời sống thực tiễn? Vì sao nó lại vấp phải sự thờ ơ, dẫn đến nhiều nơi còn làm qua loa, chạy theo thành tích? Đây cũng là điều mà GS-TS Lê Thị Quý- Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển nêu lên tại một hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa vào cuối tháng 3 vừa qua tại Hà Nội. Con số mà GS-TS Lê Thị Quý đưa ra qua khảo sát cho thấy cần phải suy nghĩ và đánh giá lại tác động và hiệu quả của phong trào khi mà mỗi năm, cả nước có tới 90% gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, song chỉ có 29,5% số người được hỏi khẳng định biết các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, 55,2% có nghe nói và 15,2% không biết gì. Trong khi đó, cả nước có 86% số gia đình, làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa chiếm hơn 70% tổng số hộ đăng ký là con số khác từ báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương phong trào “Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tại Thừa Thiên Huế, tính đến đầu năm 2018, có 252.151 hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa (tỷ lệ 92,3%).

Việc đại trà hóa gia đình văn hóa, một địa phương có quá nhiều danh hiệu (làng, thôn, tổ, gia đình văn hóa; gia đình nông dân văn hóa, gia đình cự chiến binh văn hóa...) là điều mà nhiều đại biểu quan ngại khi chia sẻ ý kiến tại cuộc hội thảo mà chúng tôi đề cập ở trên. Có lẽ cũng vì các con số nặng về lượng, mà nhẹ về chất nên việc phát huy vai trò của hạt nhân gia đình trong đời số xã hội chưa được như mong muốn. Thậm chí, yếu tố gia đình trong đời sống có phần còn lỏng lẻo, và có thể đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới còn nhiều hành vi lệch lạc, những ứng xử kém văn minh, phản cảm nơi công cộng. Đó cũng là khi cái tốt vẫn chưa được lan tỏa nhiều hơn và mối quan hệ bà con xóm giềng có phần lơi lỏng kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”...

Tăng tiêu chí, nâng chất lượng sẽ là khung mới của Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch trong việc xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành quy định về xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa”, “khu dân cư văn hóa”. Về lâu dài, việc làm thế nào để người dân quan tâm và mặn mà hơn với phong trào này, theo tôi còn phụ thuộc vào phương thức tác động của mỗi địa phương. Khi đó, danh hiệu mới thực sự có giá trị trong đời sống cộng đồng.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Linh hoạt trong vận động, thuyết phục

Nắm rõ luật, kiên trì vận động, thuyết phục người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp (DN).

Linh hoạt trong vận động, thuyết phục
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm
Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc, cùng chung tay tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.

Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm
Return to top