ClockThứ Hai, 19/06/2023 15:13

Ba giải pháp đột phá cho Công đoàn Đại học Huế

TTH.VN - Sáng 19/6, diễn ra đại hội Công đoàn Đại học Huế lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Giải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảoTrường đại học Kinh tế trao bằng cho 96 tân thạc sĩ và 353 tân cử nhânGần 500 cơ hội việc làm và thực tập sinh cho sinh viênĐại học Huế công bố kết quả sơ tuyển đợt 1 theo các phương thức tuyển sinh sớmĐại học Huế có nhà khoa học nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm PhápHướng về cộng đồng và thí sinh

leftcenterrightdel
PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế (thứ 3 bên phải sang) tặng hoa chúc mừng đại hội

Báo cáo tại đại hội, Ban chấp hành Công đoàn Đại học Huế nhiệm kỳ 2017 – 2023 cho biết, nhiệm kỳ qua, công đoàn các cấp trong toàn Đại học Huế đã vận động viên chức, người lao động thực hiện tốt chính sách, pháp luật; quan tâm chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của viên chức, người lao động; tích cực phối hợp cùng chính quyền triển khai nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp, từng bước góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong ngành Giáo dục tiếp tục được thực hiện có hiệu quả…

Công đoàn Đại học Huế hiện nay trực tiếp chỉ đạo 15 công đoàn cơ sở trực thuộc, với 3.626 viên chức, người lao động. Hầu hết viên chức, người lao động đều nỗ lực trong học tập, nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đóng góp tích cực cho sự nghiệp đào tạo, tiếp tục xây dựng và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.

Tính đến 6/2023, Đại học Huế hiện có gần 3.700 viên chức và người lao động; trong đó có 2.439 viên chức, với 1.905 giảng viên; 312 giáo sư, phó giáo sư; 35 giáo sư danh dự người nước ngoài, 783 tiến sĩ, 1.530 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ chuyên khoa cấp 2; đặc biệt số lượng GS, PGS, TS tăng 129 người so với đầu nhiệm kỳ (218 người).

Sự đóng góp của Công đoàn giúp Đại học Huế luôn duy trì thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học. Theo bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2023, Đại học Huế đã tiến từ vị trí 401-450 lên vị trí 351-400 châu Á; xếp thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam. Năm 2023, lần đầu tiên Đại học Huế có tên trong bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới THE.

Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Công đoàn Đại học Huế đặt ra các mục tiêu chủ yếu, như 100% công đoàn cơ sở trực thuộc tham gia cùng chính quyền, cùng cấp ban hành, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phát triển mới từ 250 - 300 đoàn viên tại các công đoàn cơ sở trực thuộc; 100% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu tư vấn, tranh tụng về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ; 100% cán bộ công đoàn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn; 100% đơn vị trực thuộc Công đoàn ĐH Huế là “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”; Giới thiệu ít nhất 200-250 đoàn viên ưu tú  xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Trong đó, Công đoàn Đại học Huế đưa ra ba khâu đột phá: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, trọng tâm là Chủ tịch công đoàn cơ sở có năng lực, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín; đổi mới phương thức hoạt động công đoàn, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn; tham gia tích cực có hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của đơn vị; xây dựng phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả trong cơ chế tự chủ tài chính của nhà trường. 

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

TIN MỚI

Return to top