ClockThứ Tư, 03/07/2024 06:59

Cai game bằng đọc sách

TTH - Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Mở rộng không gian đọc sách ở trường họcTrao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Đọc sách cùng con ở mọi lúc, mọi nơi 

Tôi ngạc nhiên khi cô giáo dạy tiểu học khoe, chị đã cai nghiện game thành công cho con từ mùa hè năm ngoái nhờ… đọc sách. Thấy khó vì con trai 9 tuổi của chị từng rất mê ipad, điện thoại. Ba mẹ khuyên nhủ rồi la mắng nhưng cậu bé vẫn lén lút xem, xao nhãng việc học hành. Quyết tâm không để con sa đà vào thiết bị điện tử, kỳ nghỉ hè năm ngoái, chị giúp con “cai nghiện” bằng cách khuyến khích đọc sách. Cô giáo khẽ nhăn mày khi nhớ lại, đó là một “cuộc chiến” không hề đơn giản vì ban đầu con kiên quyết “nói không” với sách vì sách không hấp dẫn như các thông tin đang “nhảy múa” trên điện thoại, ipad.

Kiên nhẫn và đồng hành cùng con, bản thân chị hạn chế dùng điện thoại. Chị mua về khá nhiều loại sách hay, từ truyện tranh đến sách chữ… Tất nhiên, phần thưởng để "dụ" con đọc sách cũng khá hấp dẫn, mỗi khi con đọc đạt mốc từ 5 đến 7 trang sách sẽ có những phần quà nho nhỏ mà con mong muốn. Ban đầu, con chị đọc một cách miễn cưỡng cốt để đối phó và “nhận  thưởng” nhưng dần dần thành thói quen và thích đọc sách. Sau một mùa hè cùng con, chị phấn khởi khi thời gian dùng thiết bị điện tử mỗi ngày của con chị giảm hẳn. Quan trọng là cậu bé thích và chủ động đọc sách, cả gia đình trở nên gắn kết.

Theo các chuyên gia giáo dục, đọc sách là một trong những phương pháp hữu hiệu trong việc giúp cha mẹ “cai nghiện” thiết bị điện tử và mạng xã hội cho con trẻ và thực tế là không ít người đã thành công trong việc tách con ra khỏi thiết bị điện tử bằng những quyển sách hay, phù hợp với con. Các em cần được tạo thói quen đọc sách từ bé. Tuy nhiên, để làm được điều đó, trong nhà phải có sách, càng nhiều càng tốt. Môi trường đọc sách càng hấp dẫn với những góc “đọc sách” xinh xắn, ánh sáng hợp lý cũng là cách để con thư giãn… Hay như cô đồng nghiệp của tôi, sáng nào cũng đưa con đến nhà sách hoặc thư viện để trẻ thấy hứng thú tham gia vào việc đọc. Tất nhiên, cha mẹ cũng cần tìm cho con những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi, tính cách và sở thích của con.

Chị Trần Thị Ngọc Anh, kể về quá trình cai game thành công của con: Ban đầu, tôi chỉ hạn chế thời gian con sử dụng mạng xã hội, rồi dần dần xác định thời gian cố định để đọc sách mỗi ngày. Con đọc sách cũng là khoảng thời gian vui vẻ của gia đinh khi cùng nhau chia sẻ, thảo luận về nội dung sách để các con thấy hứng thú. Chúng tôi truyền lửa cho con bằng cách tích cực đọc sách, yêu sách và có hiểu biết để có thể chuyện trò, trao đổi với con về các vấn đề từ trang sách.

Tâm lý của con trẻ thường cảm thấy mình “không quan trọng” khi cha mẹ sử dụng điện thoại di động trong bữa ăn, trò chuyện hoặc những thời gian khác bên gia đình. Thế nên, đôi khi không phải là các em không muốn đọc mà vì người lớn chưa biết cách để “mồi” cho chúng thích sách hơn là nghiện game. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phải đọc sách cùng con ở bất cứ giai đoạn nào của trẻ, vì không chỉ nuôi dưỡng cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng hay kích thích các giác quan của con, mà còn là sự gắn kết trong gia đình, giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Ý tưởng tuyệt vời!

Cách đây mấy năm, nhà báo QH ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (nay là VTV8) đến mua đất, làm nhà và trở thành hàng xóm của tôi. Thỉnh thoảng, thấy bố mẹ vợ anh từ Thanh Hóa vào thăm, mỗi lần như thế, có khi ông bà ở lại đến vài tuần. Bố vợ anh QH tuổi cỡ ngoài 70, ông hay sang tôi hỏi mượn sách về đọc. Đưa cho ông mượn các cuốn sách về Huế, ông rất thích. Mang về đọc rất kỹ và cũng rất nhanh để còn… mượn cuốn khác. Ở trong Nam, tôi có thằng cháu đang học phổ thông cũng vậy, hễ có dịp được ra thăm và ghé nhà tôi chơi là lục lọi, tìm mấy cuốn sách viết về Huế và kiếm một góc ngồi đọc say sưa, mặc ai làm gì thì làm.

Ý tưởng tuyệt vời

TIN MỚI

Return to top