ClockThứ Năm, 28/08/2014 05:09

Cậu bé bại não tự tin vào giảng đường

TTH - Mắc chứng bệnh bại não từ lúc 5 tháng tuổi, nhưng La Xuân Sơn (khu vực 3, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) với nghị lực phi thường, vượt qua bệnh tật để thực hiện ước mơ trở thành cử nhân ngành công nghệ thông tin

Số điểm của Sơn đậu ở Trường cao đẳng Công nghệ thông tin (CNTT) Đà Nẵng là khá cao với 18,5 điểm (Toán 8 điểm, Lý 4,25 điểm và Hoá 6,25 điểm - cộng thêm 2 điểm ưu tiên là 20,5). Sơn cùng ba là ông La Dũng vào Đà Nẵng nộp hồ sơ nhập học như mong muốn của em là sau này được trở thành kỹ sư CNTT.

Sơn cùng bố chuẩn bị hành lý lên đường nhập học
Em tâm sự: “Phú Lộc là vùng đất có nhiều đầm phá, người dân chủ yếu sống nhờ khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Em có nguyện vọng học ngành thuỷ sản để sau khi ra trường trở về quê hương làm việc. Dù rất đam mê, nhưng em tự nhận thấy cơ thể khiếm khuyết, rất khó hoà nhập với công việc lâu dài. Hơn nữa, em cũng rất thích học ngành CNTT vì phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sở thích khám phá qua mạng”. Mẹ em cho hay, lúc mới sinh ra Sơn vẫn như những đứa trẻ bình thường khác, trong 4 tháng đầu, cơ thể em phát triển phát triển bình thường, tuy nhiên đến tháng thứ 5 em có những biểu hiện lạ, tay phải và chân trái bị co quắp, rồi teo dần. Miệng móm méo không phát âm được, đầu và cổ lệch sang một bên. Đưa em đi khám nhiều nơi, nhưng bác sĩ cho biết em bị bệnh bại não không thể chữa trị.
“Khi nghe bác sĩ cho biết cháu bị bại não không thể chữa trị, phải sống như thế này cho đến lớn, vợ chồng tui không tin đó là sự thật, bởi cháu là đứa con đầu lòng của vợ chồng tui và là niềm mong đợi của ông bà nội”. Ông La Dũng, bố em tâm sự.
Cơ thể khiếm khuyết dù đến tuổi đi học, gia đình vẫn sợ bị bạn bè trêu chọc nên Sơn học muộn hai năm so với bạn bè. “Ngày đầu đưa con đi học, nhìn con khó khăn đi vào lớp, tui đã ứa nước mắt, chỉ mong cháu cùng các bạn hoà đồng, vui vẻ. Vợ chồng tui chưa bao giờ bắt ép con phải học bài, sợ quá sức của con, chứ không dám nghĩ có một ngày con được vào giảng đường như ri”. Mẹ em tâm sự.
Năm nay, ngoài Sơn thì em gái Sơn cũng đỗ vào ngành mầm non đại học sư phạm Huế…Niềm vui chưa hết, nỗi lo lại đến, bởi hai vợ chồng lo lắng cho cuộc sống của Sơn khi xa nhà, sợ em không thể chăm sóc cho bản thân, khi hằng ngày em chỉ biết học và cũng chưa từng tự lo cho mình. May mắn là nhà trường cho biết sẽ tạo điều kiện để Sơn có một phòng ở KTX thuận lợi cho hoàn cảnh của em nhất, về phần cơm nước Sơn có thể ra KTX của nhà trường, nhờ thế cuộc sống sinh viên của Sơn không phải lo lắng nhiều.
Sơn mong có được chiếc máy tính phục vụ cho nhu cầu học tập, bởi gia đình thật sự khó khăn khi cả hai con cùng vào đại học. Giảng đường phía trước đối với cậu bé La Xuân Sơn chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Mong em sớm vượt qua được, học giỏi, tự tin hơn ở bản thân để đạt được nhiều thành công.
Tiến Vinh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học

Qua gần 1 năm học triển khai đại trà ở cấp tiểu học, giáo dục STEM lôi cuốn sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Điều này được khẳng định qua các sản phẩm trưng bày tại ngày hội STEM cấp tiểu học lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức vào cuối tháng Tư.

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học
Cậu học trò với nhiều giải thưởng

Ở tuổi 17, dù chỉ mới “chạm ngõ” với văn chương, nhưng Nguyễn Văn Đức Anh (học sinh lớp 11, Trường THPT Trần Văn Kỷ, huyện Phong Điền) đã “gặt hái” nhiều giải thưởng từ các cuộc thi viết.

Cậu học trò với nhiều giải thưởng
Return to top