ClockThứ Tư, 25/08/2021 08:17

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục

Ngày 24/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thích ứng nhanh với chương trình giáo dục phổ thông mớiĐổi mới giáo dục phổ thông: Không thể dạy học theo phương pháp cũƯu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục TP. HuếNâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mớiPhổ thông cao đẳng FPT sự lựa chọn mới của phụ huynh & học sinh ở HuếChỉ thị mới về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021Hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấpGiáo viên được tham gia góp ý sách giáo khoa lớp 2 và 6Vinh danh những người thầy trong phong trào "Đổi mới, sáng tạo dạy và học"

Học sinh Vinschool (Hà Nội) tựu trường qua hình thức trực tuyến. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch

Năm học 2021-2022, toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, thực hiện hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch. Theo đó, ngành Giáo dục cần chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn kéo dài và diễn biến phức tạp.

Hoạt động khai giảng được tổ chức linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương; bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực; thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.

Công tác tổ chức dạy học được yêu cầu “tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát”. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, không áp dụng hình thức dạy học trực tuyến này mà tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.

Chỉ thị yêu cầu quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa. Song song đó là xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.

Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020-2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học”.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Đối với nhiệm vụ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, Chỉ thị yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, triển khai Chương trình Giáo dục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51 (ngày 31/12/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”. Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 cần tiếp tục triển khai có hiệu quả. Song song đó là duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

Việc khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non cần từng bước triển khai và tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được yêu cầu tiếp tục thực hiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022. Các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học, Ngoại ngữ bắt đầu đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023 cần tích cực triển khai. Việc tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương thực hiện theo lộ trình quy định.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.

Việc thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 và Quyết định Phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Thủ tướng Chính phủ được yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả. Các kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông cần xây theo hướng mở; đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng quy định.

Chỉ thị cũng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, ngành Giáo dục cần tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc triển khai thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về tự chủ đại học cần được rà soát, đánh giá và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường. Bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ sở giáo dục đào tạo cần được kiện toàn, song song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ để phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường.

Các quy định về tuyển sinh và đào tạo cần thực hiện có hiệu quả, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các nhóm ngành, các lĩnh vực đào tạo thuộc các trình độ của giáo dục đại học; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín; ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn với đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm và đào tạo sau đại học.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.

Ổn định tâm lý, tư tưởng cho học sinh, sinh viên

Bên cạnh các nhiệm vụ về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành triển khai hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo cần tiếp tục đẩy mạnh; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho học sinh, sinh viên, là một nhiệm vụ được đặt ra.

Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, Chỉ thị yêu cầu toàn ngành đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động vì dịch bệnh. Nhà trường-gia đình tăng cường phối hợp quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà. Công tác giáo dục thể chất và y tế trường học cần triển khai hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học, cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường, nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

Việc nâng chuẩn trình độ giáo viên và triển khai bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”, là một nhiệm vụ lớn được đặt ra. Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu ngành có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Các địa phương ưu tiên đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ việc dạy học và hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để không em nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

TIN MỚI

Return to top