ClockThứ Tư, 21/09/2022 19:28

Dạy thực hành trong trường học

TTH - Một trong những quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới là phải “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”.

25 học viên tham gia lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sởYêu cầu sớm ban hành việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các trường cao đẳng, trung cấp“Gỡ khó” cho dạy học trực tuyến

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong giờ thực hành môn hóa học. Ảnh: MC

Trên thực tế, trường học nào cũng có phòng học bộ môn để giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành những kiến thức lý thuyết đã học. Ngay từ đầu mỗi năm học, các cơ sở giáo dục đã rà soát hệ thống thiết bị, đồ dùng học tập ở phòng học bộ môn, chỉnh trang, bổ sung thêm những thiết bị cần thiết, đặc biệt là những thiết bị, đồ dùng phục vụ cho dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới.  

Việc tổ chức cho học sinh học thực hành ở phòng bộ môn là hết sức cần thiết. Thông qua thực hành sẽ giúp học sinh chủ động trải nghiệm thực tế trên nền những kiến thức đã có. Từ việc giải quyết những vấn đề cụ thể học sinh sẽ rút ra được kinh nghiệm, đào sâu kiến thức sách vở để tìm đáp án. Học thông qua thực hành sẽ mang lại hiệu quả học tập tối ưu cho người học, đồng thời giúp giáo viên thay đổi “lối mòn” dạy và học truyền thống, kém hiệu quả.

Giáo viên không còn là nguồn phát kiến thức một chiều mà trở thành người định hướng, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Học sinh mới là chủ thể chủ động, tích cực, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong học tập. Theo thầy Nguyễn Ngọc Nghĩa, giáo viên dạy môn Hóa học tại Trường THPT A Lưới, học sinh hào hứng và tích cực, sáng tạo hơn khi được thực hành ở phòng học bộ môn.

Em Nguyễn Thị Nhật Hằng, học sinh lớp 11 phát biểu rằng: “Em rất muốn học các giờ thực hành, vì đó là những giờ học mà chúng em được khám phá và vận dụng kiến thức bằng việc bắt tay trực tiếp vào việc thực hiện nhiệm vụ mà thầy cô giao. Điều này sẽ giúp chúng em hiểu rõ bản chất thực tế của kiến thức được học, tự tin, chủ động trong học tập và khẳng định được bản thân”.

Để thực hiện tốt các tiết học thực hành ở phòng học bộ môn an toàn và hiệu quả, học sinh cần được học nội quy sử dụng phòng học bộ môn và tuân thủ nghiêm túc quy trình thực hành theo hướng dẫn của giáo viên và nhân viên thiết bị phòng học bộ môn. Khi dạy học thực hành, giáo viên cần giao nhiệm vụ rõ ràng, quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh khi cần.

Giáo viên có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để đa dạng hóa các hoạt động thực hành. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, tạo môi trường học tập thân thiện và điều kiện tối ưu cho các em thể hiện sự sáng tạo và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Có thể nói, học thôi là chưa đủ, học nhưng phải biết vận dụng cái được học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải được đầu tư đúng mức, để ngay trong mỗi trường học những phẩm chất và năng lực của người lao động tương lai phải được dần hình thành.

Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh: Tìm sự tươi mới để thực hành nghệ thuật

“Dù có biết đôi chút về Phật học, nhưng để nói “tả” được chất thiền trong tranh thì tôi không dám nhận. Tôi chỉ vẽ những gì theo tâm tưởng, những ẩn ức của nội tại, những gởi gắm, tâm tình của một người họa sĩ đến với xứ sở nơi mình sinh ra, đơn giản vậy thôi!”, họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh trải lòng khi nói về con đường sáng tạo nghệ thuật của mình.

Họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh Tìm sự tươi mới để thực hành nghệ thuật
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

TIN MỚI

Return to top