ClockThứ Hai, 21/11/2016 13:54

Loại bỏ mảng tối học đường

TTH - Giáo dục kỹ năng để con cái phòng tránh bạo lực học đường là việc làm có ý nghĩa thiết thực để tạo dựng môi trường học đường văn hóa.

Sinh hoạt dã ngoại sẽ giúp học sinh gần gũi, dễ chia sẻ với nhau hơn

Dạy con phòng vệ

Gần đây, thấy ngày nào con gái lớn đang học lớp 4 cũng xin đem theo hai hộp sữa lên lớp uống, chị Nguyễn Thị Lan, trú phường Hương Sơ, kiểm tra và gặng hỏi thì mới biết ở lớp con chị có “đại ca nhí”, sau khi bắt ép con chị phải đưa tiền không được đã quy định “nộp” sữa. Chị Lan bàn với con báo cô giáo, con chị giãy nảy ngay, cô giáo đã phạt bạn đó nhưng chỉ được thời gian là mọi việc như cũ. Cuối cùng, chị bảo từ nay con không phải đem gì cả, nếu bạn ấy đe dọa thì hãy nói: “Mình đã kể với ba mẹ rồi. Nếu bạn đánh mình, họ sẽ nói ba mẹ bạn phạt thật nặng!”.

con chị không bị bắt phải cống nạp nữa. Để giúp uốn nắn suy nghĩ non nớt và hành vi chưa đúng của cháu, chị Lan gọi điện trao đổi với phụ huynh của học sinh kia. May mắn, họ là người hiểu chuyện và cũng bất ngờ trước tình hình của con mình. “Ngẫm lại mới thấy, trẻ nhỏ chưa được trang bị các kỹ năng để ứng phó với nhiều tình huống tưởng chỉ có ở thế giới của người lớn. Dần dần, tôi luôn đồng hành và lắng nghe những chuyện xảy ra với con ở trường, lớp học để cùng con tìm cách tự vệ tốt nhất”, chị Lan thổ lộ.

Bắt đầu từ giáo dục nhà trường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường; trong đó, phải kể đến sự du nhập của nhiều trò chơi điện tử, phim ảnh, sách truyện có xu hướng bạo lực, sự buông lỏng quản lý và nuông chiều con thái quá của nhiều gia đình, sự phát triển tâm sinh lý chưa ổn định của lứa tuổi học sinh.

Để tự bảo vệ học sinh, nhiều trường học trên địa bàn đã trang bị kiến thức và đưa ra những quy định phù hợp. Có trường thành lập đội ngũ tư vấn tự quản, kết hợp với việc lập đường dây nóng, giải quyết kịp thời các sự việc khi còn manh nha. Nhiều trường, Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ với các em những tâm tư, tình cảm, khúc mắc của tuổi mới lớn, những mâu thuẫn tưởng chừng rất đơn giản.

Chủ động nắm chắc diễn biến tư tưởng của học sinh là phương pháp hữu hiệu không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Ngay từ khi nhận lớp, ngoài việc nắm bắt hoàn cảnh gia đình, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu địa bàn sinh sống của học sinh để tiện cho việc chia nhóm, kịp thời thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh, các gia đình cùng khu vực nhằm kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và tổ dân phố trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, ông Nguyễn Minh Hiện, giáo viên nghỉ hưu trú phường Thuận Hòa cho rằng, cần xem xét chức năng của gia đình, nhà trường, xã hội làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường. Một giám thị, giáo viên thông minh là người gần gũi với các em, dùng chính các em là cộng tác viên để nắm bắt tâm tư, tình cảm, tình hình của các học sinh khác trong lớp. “Các phong trào, hoạt động đoàn thanh niên không nên đơn thuần chỉ là phong trào mà phải tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện đạo đức cho học sinh”, ông Hiền đề nghị.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường là việc cần làm ngay. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bên cạnh sự nỗ lực từ phía nhà trường, cần tăng cường vai trò giáo dục cũng như định hướng của gia đình. Để tránh suy nghĩ lệch lạc, những tổn thương không đáng có, phụ huynh cần dành thêm thời gian trò chuyện với con, không phạt con bằng những hình thức bạo lực như, đánh đập la mắng. Các thành viên trong gia đình cũng cần tạo môi trường lành mạnh, yêu thương, hành xử có văn hóa, không bạo lực để các em noi theo… Ông Phan Minh Tiến - Khoa Tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm Huế, cho rằng: “bố, mẹ phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục con trẻ. Bố, mẹ phải hiểu con, hiểu được bạn bè của con, nói chuyện được với con”.

Theo ông Tiến, bố, mẹ phải làm sao trở thành bạn của con để con thoải mái bộc bạch các tâm tư nguyện vọng, qua đó tìm cách lựa lời đưa đến cho con các suy nghĩ và hành động đúng. Cần xây dựng tốt và tổ chức hoạt động có hiệu quả cơ chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Những người tham gia trong guồng quay này phải thực sự là những người có tâm huyết, đầy trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt việc phát hành các trò chơi điện tử, các ấn phẩm, các loại đồ chơi có xu hướng bạo lực nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ các loại hình này.

Bài, ảnh: Phong Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Ngăn ngừa bạo lực

14 trường hợp phụ nữ và trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp ở TX. Hương Thủy đã được các đội phản ứng nhanh tiếp nhận và giải quyết kịp thời.

Ngăn ngừa bạo lực
Cổ phục & học đường

Từ tình yêu dành cho trang phục truyền thống, Trịnh Thị Khánh Linh và Nguyễn Lê Vĩnh Khang, học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An mày mò nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp khả thi để lan tỏa cổ phục trong đời sống đương đại, đưa cổ phục đến gần hơn với các bạn học sinh.

Cổ phục  học đường
Return to top