ClockThứ Hai, 24/12/2018 14:45

Lan tỏa văn hóa đọc

TTH - Từ đề tài nghiên cứu nhỏ của hai bạn học sinh có chung sở thích đọc sách là Dương Thị Huế (lớp 11B1) và Phan Thiện Mẫn (lớp 11B2), văn hóa đọc trong học sinh tại Trường THPT Đặng Trần Côn (TP. Huế) ngày càng lan tỏa.

Nhân rộng văn hóa đọcThư viện chuyền tay

Từ học sinh đến học sinh

Trăn trở với việc học sinh đang có xu hướng lười và ngại đọc sách, Huế và Mẫn đã cùng nhau cùng thực hiện đề tài nghiên cứu: “Định hướng văn hóa đọc sách trong trường học”.

Văn hóa đọc ngày càng lan tỏa tại Trường THPT Đặng Trần Côn

“Chúng em đã đến Thư viện Tổng hợp tỉnh và các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế để khảo sát, nắm bắt tình hình đọc sách trong học sinh”, Huế chia sẻ. Sau đó, hai bạn thành lập Câu lạc bộ (CLB) Đọc sách, thu hút 60 học sinh tham gia.

Cô giáo Văn Thị Nam, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn cho biết, vào giờ chào cờ đầu tuần, nhà trường luôn dành một khoảng thời gian cho các bạn học sinh trong CLB được đứng trước sân trường để thuyết trình về những cuốn sách hay mới đọc tuần qua, rồi chia sẻ kinh nghiệm về cách lựa chọn, lưu trữ, bảo quản sách và làm thế nào để hình thành thói quen đọc sách cho bản thân.

Hàng tháng, CLB tổ chức ngoại khóa mở rộng khi kêu gọi tất cả học sinh trong trường cùng tham gia. Sự đầu tư kỹ lưỡng của các thành viên thể hiện ở việc các bạn chuẩn bị những clip giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của sách tác động đến con người, câu chuyện thú vị về các danh nhân với sách, danh ngôn về sách, lựa chọn và thuyết trình về những cuốn sách hay, tham gia các trò chơi đố vui về sách. CLB còn mời các giảng viên dạy văn, cán bộ Thư viện Tổng hợp tỉnh tới truyền đạt, trao đổi về các vấn đề mà xã hội đang quan tâm để học sinh được cập nhật thêm nhiều kiến thức phong phú, truyền cho các em tình yêu với tri thức.

Thay đổi

 “Tủ sách mở có lẽ là một trong những thành công của chúng em. Đó là tủ sách do học sinh tự quyên góp, trao đổi để đọc cùng nhau”, Mẫn bày tỏ.

Tủ sách được đặt tại phòng trực cờ đỏ. Theo đó, đội cờ đỏ ngoài việc theo dõi nề nếp còn quản lý tủ sách. Ngoài ra, vào giờ ra chơi học sinh có thể mượn sách đọc tại chỗ hoặc mang về nhà.

Nhiều học sinh chia sẻ rằng, trước đây mỗi lần lên trường thì phải vào thư viện trường mới có sách, bây giờ đã có tủ sách mở, các em không phải làm các thủ tục làm thẻ thư viện, tra cứu sách trước và nhờ cô thủ thư lấy sách giúp như mọi lần nữa. Với tủ sách mới, các em được tự do lựa chọn nhiều loại sách với tinh thần trung thực, tự giác, tin tưởng lẫn nhau.

Điều đáng mừng là mô hình đọc sách đã thay đổi thói quen của nhiều học sinh. Các bạn nam sinh cho biết thời gian rảnh trước đây thường chơi game thì bây giờ tìm sách để đọc. “Đọc sách làm cho em có cảm giác được trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của mọi thời đại. Đưa em đến những vùng đất chưa từng đặt chân, khám phá nhiều nền văn hóa và tiếp thu nhiều kiến thức mới qua những trang sách. Đồng thời, bổ trợ việc học cho em rất nhiều khi cung cấp thêm nhiều thông tin, kiến thức liên ngành”, Dương Chí Tâm (lớp 11B1), hào hứng nói.

Tham gia CLB Đọc sách, các bạn học sinh được trau dồi thêm nhiều kỹ năng như viết, luyện câu từ, đóng kịch, thuyết trình, kể chuyện, nói trước đám đông... Nhờ thế nên CLB ngày càng là điểm đến hấp dẫn của học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý ca Huế

Cùng với việc đảm bảo đủ số lượng diễn viên, nhạc công, thời gian biểu diễn, thuyền rồng phục vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương phải lắp đặt camera kết nối với cơ quan quản lý. Việc này không chỉ chấn chỉnh mà còn lấy lại giá trị cho ca Huế cũng như thương hiệu văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô.

Siết chặt quản lý ca Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

TIN MỚI

Return to top