ClockThứ Năm, 04/01/2024 13:38

Nỗi niềm nhân viên cấp dưỡng

TTH - Công việc vất vả nhưng lương thấp, nhân viên cấp dưỡng ở các trường mầm non mong muốn được các cấp quan tâm về chính sách để cải thiện thu nhập, đảm bảo đời sống.

Gỡ khó cho nhân viên cấp dưỡngCấp dưỡng sợ… nghỉ hè

Nhân viên cấp dưỡng mong có chính sách hỗ trợ để cải thiện đời sống 

Việc nhiều, lương thấp

Chị Ngô Thị Yến Nhi gắn bó với công việc nhân viên cấp dưỡng ở Trường mầm non Thủy Dương, thị xã Hương Thủy 7 năm nay. Bất luận thời tiết thế nào, đều đặn hàng ngày, chị Nhi có mặt ở trường lúc 6h45 để bắt đầu công việc, có lúc là 6h30 nếu hôm ấy chị đảm nhận việc tiếp phẩm. Sau khi kiểm tra từng con tôm, miếng thịt, xem từng bó rau, củ khoai tây… có tươi ngon hay bị lên mầm không, chị Nhi cùng các đồng nghiệp bắt tay ngay vào việc rửa sạch, sơ chế.

Trường mầm non Thủy Dương có 13 cấp dưỡng chuẩn bị bữa ăn cho trên 600 trẻ. Đặc thù trẻ mầm non ăn ngày 3 - 4 bữa, việc bếp núc lắt nhắt nhiều việc nên trong suốt hơn 10 giờ, kể từ sáng sớm cho đến khi bữa ăn xế của trẻ kết thúc, các chị cấp dưỡng làm việc không ngơi tay để nấu nướng, dọn dẹp và rửa, sấy hàng trăm cái khay, tô, thìa và hàng chục loại xoong chảo khác nhau.

Chị Ngô Thị Hồng, nhân viên cấp dưỡng Trường mầm non Thủy Dương chia sẻ, đặc thù công việc của nhân viên cấp dưỡng ở trường mầm non rất vất vả. Chuẩn bị cho giờ ăn trưa, chỉ tính riêng cơm, các cô cũng phải canh nước sao cho vừa để có 3 loại: Cơm nhão, cơm vừa và cơm khô. Đối với những bé không ăn được cơm, nhà bếp phải có thêm cháo đặc và cháo loãng cho bé nhà trẻ.

 Nhân viên cấp dưỡng Trường mầm non Thủy Dương chuẩn bị bữa ăn trưa cho trẻ

Ngày nào cũng vậy, sau 12h, các cô cấp dưỡng mới hoàn tất công việc để tranh thủ ăn cơm. Vừa dọn dẹp xong bữa trưa, các chị đã lo bắt tay vào chuẩn bị bữa xế, thường diễn ra vào 14h30 với những món nhẹ như cháo, súp, bánh… và kết thúc một ngày làm việc vào lúc 16h30.

Vất vả là vậy nhưng mức lương của các cấp dưỡng được 4,7 triệu đồng/tháng sau khi đóng bảo hiểm. Với mức thu nhập này, họ phải chi tiêu tằn tiện nuôi con. Thời gian suốt ngày làm việc ở trường, nhân viên cấp dưỡng ở các trường mầm non cũng không thể tranh thủ làm thêm. “Chúng tôi chỉ là hợp đồng theo thời vụ. Đến lúc nghỉ hè, chúng tôi không có lương và phải tự đóng bảo hiểm. Lương thấp, chế độ chính sách chưa có nên chúng tôi chưa yên tâm làm việc”, chị Yến Nhi bày tỏ.

Mong chính sách hỗ trợ

Hầu hết nhân viên cấp dưỡng ở các trường mầm non đều là lao động hợp đồng theo thỏa thuận. Bà Nguyễn Thị Xuân Phú, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Dương cho hay, nhân viên cấp dưỡng của trường chỉ là hợp đồng thời vụ nên mức lương phụ thuộc vào sự đồng tình của Hội phụ huynh. Căn cứ vào Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, nhà trường đề xuất mức thu chi phí phục vụ bán trú với phụ huynh và lương chi trả cho nhân viên nấu ăn đều do phụ huynh đóng góp nên mức lương thấp.

Với đặc thù riêng của bậc học mầm non, mong muốn của nhân viên cấp dưỡng là có chính sách việc làm ổn định, được vào biên chế Nhà nước. Vào thời gian nghỉ hè, họ rất khó khăn khi không có chế độ chính sách, nguồn đóng bảo hiểm xã hội cũng vậy. “Để đảm bảo ngày công, ngày lương cho đội ngũ này, cần có sự quan tâm về chính sách của Nhà nước”, một hiệu trưởng trường mầm non đề xuất.

Điều 7, Thông tư 19/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 30/10/2023 nêu định mức số lượng người làm việc vị trí hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn. Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ. Căn cứ số lượng trẻ, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường sẽ xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn. Dù có quy định mới của Bộ GD&ĐT, đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng các trường mầm non vẫn chưa thấy an tâm khi cùng công tác trong một ngôi trường, khối lượng công việc lớn nhưng chế độ đãi ngộ về lương, phụ cấp lại thua xa các vị trí khác.

Chị Yến Nhi tâm tư: “Lương thấp nhưng chúng tôi không có biên chế như các vị trí việc làm khác trong trường học nên cũng rất buồn. Về lâu dài, chúng tôi mong Nhà nước quan tâm có biên chế cho nhân viên cấp dưỡng cũng như có chính sách hỗ trợ phụ cấp độc hại, thâm niên…”.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top