ClockThứ Bảy, 21/09/2024 06:22

Phát huy vai trò của thiết bị dạy học

TTH - Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là sự thay đổi về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các cấp học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp và cách thức khai thác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiệu quả.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường họcĐầu tư thiết bị, hoàn thiện cơ sở vật chất theo mô hình “trường - viện”Hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dụcChọn sách giáo khoa qua trải nghiệm dạy học

Các trường cơ bản đủ các thiết bị dạy học theo chương trình GDPT mới 

Với chương trình GDPT 2018, vai trò của giáo viên đã chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh. Thầy giáo Dương Hồng Thắng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phường Đúc, TP.  Huế chia sẻ: “Giáo viên của trường luôn chú trọng khai thác hiệu quả thiết bị dạy học và sử dụng giáo án điện tử. Từ đó, phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh, giúp các em hào hứng và say mê với các tiết học”.

Trong chương trình GDPT mới, quy định cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có yêu cầu cao hơn. Nghĩa là, các bài học phải có các trang thiết bị dạy học đi kèm, vì nội dung dạy học của chương trình đều chủ yếu được biên soạn theo hướng các mô hình hóa. Chương trình được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, gắn lý thuyết với thực hành, học lý thuyết bằng thực hành. Theo báo cáo từ các trường, thiết bị giảng dạy trong chương trình GDPT mới cơ bản đầy đủ và được bổ sung dần qua các năm. Các trường biết tận dụng, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng đã có vào ứng dụng trong chương trình GDPT mới. Chỉ tính riêng TP. Huế, mua sắm trang thiết bị phục vụ thay sách cho lớp 4 và lớp 8 năm học 2023 - 2024 gần 24,5 tỷ đồng.

Cô giáo Hồ Thị Phi Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Vĩnh, TP.  Huế cho hay: Các lớp đã trang bị thiết bị dạy học đi kèm như tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật thật, dụng cụ, vật liệu, hóa chất, thiết bị kỹ thuật nghe nhìn, các loại máy móc. Hàng năm, nhà trường luôn lấy ý kiến từ giáo viên để mua sắm trang thiết bị phù hợp với bài giảng. Nhà trường khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ cho bài dạy.

Đánh giá về danh mục thiết bị mới, nhiều giáo viên cho rằng, Bộ đã tính toán theo hướng mở, không quy định cứng nhắc, không áp đặt theo mẫu thiết bị dạy học cụ thể, tiếp cận công nghệ mới và hiện đại, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà sản xuất, cung cấp và mở rộng phạm vi mua sắm dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Năm 2022, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số. Qua đó, đã xây dựng được kho học liệu số về thiết bị dạy học có chất lượng. Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang, thiết bị dạy học.

Đề cập đến trang thiết bị dạy học ở Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, các trường đã sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên hơn, học sinh được quan sát trực quan, trực tiếp thực hiện nên dễ dàng nắm bắt kiến thức. Hơn nữa, giáo viên có điều kiện khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học.

Bài, ảnh: AN NHIÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 16/11, bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã chúc mừng và chung vui với cán bộ, Nhân dân thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư
Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà
Khẳng định vai trò của phụ nữ

“Dựa trên những kết quả của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TX. Hương Thủy triển khai ở mức độ cao hơn. Qua đó, khẳng định vai trò của phụ nữ, gia đình và tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Khẳng định vai trò của phụ nữ
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

TIN MỚI

Return to top