ClockThứ Tư, 16/09/2015 10:47

Thí sinh từ đậu thành rớt: ĐH Huế xử lý đảm bảo quyền lợi thí sinh

TTH.VN - Chiều 15/9, PGS.TS. Lê Văn Anh - Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết qua nhóm họp trong Đại học Huế và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT, trường đã có phương án xử lý các trường hợp thí sinh từ đậu thành rớt mà báo Dân trí phản ánh thời gian qua.

Theo PGS.TS. Lê Văn Anh, Đại học Huế sẽ xử lý để đảm bảo quyền lợi thí sinh và mang tính nhân văn. Có 3 trường hợp, thứ nhất là các thí sinh kê khai chế độ, đối tượng ưu tiên sai: Tất cả các trường hợp này qua kiểm tra thì các em tự cá nhân mình kê khai mà không phải do cơ quan nào hướng dẫn.

Khi đăng ký vào mỗi trường đều có 4 tổ hợp xét tuyển vào các ngành, Đại học Huế sẽ xem xét cho các em được xét vào các tổ hợp đăng ký thứ 2, 3, 4 sau tổ hợp đăng ký ban đầu. Đa số các em này đều đủ điểm đậu.

Trường hợp các em bị sai khu vực ưu tiên: Qua xem xét của ĐH Huế, đây là lỗi do phần mềm của Bộ GD-ĐT là lấy mặc định hộ khẩu thường trú nơi các em ở, chủ yếu các trường hợp các em ở là KV1. Nay qua trình ý kiến của Bộ, chúng tôi sẽ quyết định lấy theo như theo phần mềm Bộ quy định, tức vẫn để các em ở KV1.

Các phóng viên làm việc với PGS.TS. Lê Văn Anh - Phó Giám đốc Đại học Huế.

Các phóng viên làm việc với PGS.TS. Lê Văn Anh - Phó Giám đốc Đại học Huế.

Riêng về các em có xếp loại hạnh kiểm 1 năm bị trung bình trong 3 năm học đăng ký xét tuyển vào ĐH Sư phạm: Nguyên nhân cuối cùng là do các em không nghiên cứu kỹ quy định. Lẽ ra các em sẽ không được đậu. Tuy nhiên, cách giải quyết của Đại học Huế sẽ mang tính nhân văn. Nên chúng tôi sẽ mời các em đến, xem xét các ngành khác ở các trường Đại học thành viên khác trong khối Đại học Huế. Từ đó sẽ tư vấn, giải quyết cho các em được vào các ngành phù hợp.

Theo PGS.TS. Lê Văn Anh, con số cập nhật đối với các trường hợp thí sinh từ đậu thành rớt đến hôm nay (15/9) là tổng số 55. Trong đó, số thí sinh sai đối tượng ưu tiên là 25, thí sinh sai khu vực ưu tiên là 18 và thí sinh bị hạnh kiểm không đạt điều kiện tại ĐH Sư phạm là 12.

PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi sẽ xử lý để đảm bảo quyền lợi thí sinh và mang tính nhân văn.

PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế: "Chúng tôi sẽ xử lý để đảm bảo quyền lợi thí sinh và mang tính nhân văn".

Như Dân trí đã liên tục cập nhật và đưa tin diễn biến, sau khi nhập học từ ngày 10, 11/9, có nhiều thí sinh đã từ đậu thành rớt. Dù nhận được giấy báo nhập học, nhưng sau khi thí sinh đến các trường ĐH thành viên, Khoa trực thuộc Đại học Huế nhập học, ở khâu kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ gốc thì phát hiện ra các trường hợp sai sót về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên và hạnh kiểm như trên.


Giấy báo nhập học của 1 thí sinh bị sai đối tượng ưu tiên. Với chế độ tiền đăng, hậu kiểm mới của Bộ GD-ĐT năm nay, đến khi nhập học, các trường mới kiểm tra được hồ sơ gốc, dù trước đó vẫn phải gửi giấy nhập học cho các thí sinh mà chưa biết sai ở các khâu như đối tượng, khu vực ưu tiên...

Giấy báo nhập học của 1 thí sinh bị sai đối tượng ưu tiên. Với chế độ "tiền đăng, hậu kiểm" mới của Bộ GD-ĐT năm nay, đến khi nhập học, các trường mới kiểm tra được hồ sơ gốc, dù trước đó vẫn phải gửi giấy nhập học cho các thí sinh mà chưa biết sai ở các khâu như đối tượng, khu vực ưu tiên...

Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyển sinh Đại học 2024: Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 18/7

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản gửi các đại học, học viện, trường đại học; các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học; các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non; các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Tuyển sinh Đại học 2024 Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 18 7
Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào

Cầu nối về văn hóa được Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vừa mới “bắc nhịp” khi cùng đối tác phối hợp tổ chức các triển lãm mỹ thuật trên hai đất nước Việt Nam và Lào.

Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào
Cổ phục & học đường

Từ tình yêu dành cho trang phục truyền thống, Trịnh Thị Khánh Linh và Nguyễn Lê Vĩnh Khang, học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An mày mò nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp khả thi để lan tỏa cổ phục trong đời sống đương đại, đưa cổ phục đến gần hơn với các bạn học sinh.

Cổ phục  học đường
Return to top