ClockThứ Ba, 13/02/2024 17:49

Bán dẫn - ngành “hot” năm 2024

TTH.VN - Trong năm 2024, Đai học Huế dự kiến sẽ mở hai chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực chip bán dẫn tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ và Trường đại học Khoa học.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Đường về nhà thêm gần Tri ân những người hiến xác cho y họcTổ chức chuyến xe miễn phí đưa sinh viên về quê ăn tết“Nồi cháo yêu thương”Khởi động mùa tuyển sinh 2024Trường đại học đầu tiên của Đại học Huế công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2024

 Học sinh trên địa bàn TP. Huế tìm hiểu về ngành học thiết kế vi mạch

Ngành “hot”

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tại TP. Huế đầu tháng 1/2024, nhiều học sinh trong tỉnh rất quan tâm đến ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực chip bán dẫn.

Nguyễn Phước Bình, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Huế cho hay, bản thân em rất yêu thích công nghệ, nhất là công nghệ máy tính. Ước mơ sau này của em là trở thành kỹ sư công nghệ bán dẫn, được làm việc cho các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu, như Google, Facebook, Zalo… Nhưng với lĩnh vực mới này, em khá mơ hồ thông tin sẽ học những gì và lựa chọn nơi học phù hợp.

Qua các đợt tư vấn tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp năm 2024 của các trường thành viên Đại học Huế, ghi nhận tại các trường THPT trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, học sinh có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đào tạo chip bán dẫn. Đơn cử như học sinh Trường THPT Thừa Lưu, huyện Phú Lộc thành lập nhóm có cùng đam mê về công nghệ để tìm hiểu các thông tin tuyển sinh, về nhu cầu lao động, những cơ sở đào tạo hiện nay và hỗ trợ nhau trong học tập để sau này cùng theo đuổi giấc mơ trở thành các kỹ sư bán dẫn.

 Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế tư vấn ngành học về kỹ thuật cho học sinh

PGS.TS. Nguyễn Quang Lịch, Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế thông tin, chip bán dẫn, hay còn được gọi là mạch tích hợp, IC hoặc vi mạch, là một tập hợp các mạch điện tử nhỏ bằng vật liệu bán dẫn, thường là silic. Tầm quan trọng của chip đối với nền kinh tế sản xuất có thể được so sánh với dầu mỏ hay năng lượng nói chung. Cũng giống như năng lượng, chip đã trở thành đầu vào thiết yếu trong sản xuất nhờ quá trình số hóa.

Từ đó, ngành công nghiệp chip bán dẫn liên tục đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển để cải thiện hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và giảm giá thành. Điều này cung cấp sự tiến bộ liên tục cho các sản phẩm công nghệ, tạo ra hàng triệu việc làm trên thế giới và nhiều cơ hội kinh doanh mới. Các công ty sản xuất chip và các công ty phụ trợ khác nhau đóng góp lớn vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là ngành công nghệ cao cấp, đòi hỏi lớn về nhân lực chất lượng cao.

Hiện tại trong cả nước, số nhân lực đang làm việc liên quan đến thiết kế vi mạch có khoảng 5.000 người. Với xu thế chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao, cụ thể là ngành công nghệ chip bán dẫn, nhu cầu trong một vài năm tới trên 3.000 người/năm và trong 5 năm tới nhu cầu nhân lực cần 15.000 – 20.000 nhân lực; trong đó, có 30% nhân lực bậc cao kỹ sư đặc thù hay nhân lực trình độ bậc 7 (thạc sĩ).

“Khi mà thế giới đang có sự chuyển dịch sản xuất chip bán dẫn sang Việt Nam, đòi hỏi nguồn nhân lực tại chỗ rất lớn. Không chỉ có lao động chuyên môn về chip mà kể cả các lĩnh liên quan về điện tử, kỹ thuật điện… Với thế mạnh sẵn có, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ đã đề xuất với Đại học Huế mở ngành và chuyên ngành đào tạo mới. Ngay giữa tháng 2/2024 này, Khoa sẽ bắt đầu công bố tuyển sinh để thu hút học sinh”, PGS.TS. Nguyễn Quang Lịch cho biết.

 Thời gian qua, Đại học Huế đã có đào tạo lĩnh vật trí tuệ nhân tạo, một trong khía cạnh liên quan đến bán dẫn

Đáp ứng nhu cầu người học

Trên thực tế, tại Đại học Huế, thời gian qua đã có 14 chương trình đào tạo từ đại học và sau đại học liên quan đến nhân lực chip bán dẫn. Có thể kể đến Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kỹ thuật cơ điện tử... Tổng quy mô đào tạo các ngành là gần 2.800 sinh viên. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đã tốt nghiệp làm việc trong ngành chip bán dẫn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 200 người.

PGS.TS. Nguyễn Quang Lịch thẳng thắn đánh giá, điều này cho thấy công tác đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu thực tế của ngành công nghiệp chip bán dẫn. Nguyên nhân chính là do các chương trình đào tạo chưa có chuyên ngành cụ thể, các nội dung chưa bám sát được lĩnh vực công nghệ chip, bán dẫn và vi mạch.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho biết, nhu cầu về thị trường lao động trong tương lai về lĩnh vực bán dẫn là vô cùng lớn. Trong khi đó, nhu cầu của người học cũng rất lớn. Cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra đều được xã hội quan tâm, nên Đại học Huế cũng không thể chậm chân mà sẽ tiến hành tuyển sinh đào tạo ngay trong năm 2024. Đại học Huế đã thống nhất, sẽ có 2 cơ sở mở ngành và chuyên ngành đào tạo liên quan đến bán dẫn là Khoa Kỹ thuật và Công nghệ và Trường đại học Khoa học.

 Học sinh các trường THPT thích thú trải nghiệm về các ngành học về kỹ thuật điện tử và bán dẫn

Những chuyên ngành về bán dẫn đòi hỏi giảng viên của nhiều khoa và bộ môn trong toàn Đại học Huế. Yêu cầu cao về thực hành, thực nghiệm chuyên sâu, các công nghệ chế tạo chưa có sẵn... Theo lãnh đạo Đại học Huế, với lợi thế trang thiết bị và đội ngũ dùng chung trong toàn Đại học Huế, các vấn đề trên hoàn toàn có thể khắc phục.

Với phương châm đào tạo theo mô hình “đại học - doanh nghiệp”, Đại học Huế đã làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực bán dẫn, có thể kể đến Công ty DreamBig Semiconductor Việt Nam, Công ty TNHH Marvell Vietnam; Công ty TNHH Sanei Hytechs Việt Nam; Synopsys Vietnam; Samsung Việt Nam, Intel hay IBM... Đối với các doanh nghiệp đã có sự hợp tác, Đại học Huế sẽ tiếp tục làm việc để đẩy mạnh các hợp tác có chiểu sâu hơn.

"Doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đào tạo, xây dựng và đánh giá chuẩn đầu ra cho chương trình; tuyển dụng kỹ sư, thực tập sinh; đào tạo tại doanh nghiệp; phối hợp tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp, tác phong, hệ thông kỹ năng làm việc; tuyển dụng và cung ứng việc làm trong môi trường quốc tế cho sinh viên… Với sự tham gia hợp tác đó, những kỹ sư sau ra trường có thể đáp ứng yêu cầu cao từ phía các doanh nghiệp”, PGS.TS. Lê Anh Phương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024 đã phản ánh, đề cập đến những vấn đề nóng, nổi bật, những thành tựu trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học..., để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bền vững. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024:

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sáng 10/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Văn Tuấn điều hành kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Kỳ họp diễn ra từ 10-11/12.

Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

TIN MỚI

Return to top