ClockThứ Bảy, 12/10/2019 13:15

Bán trú trong trường học: Giám sát để yên tâm

TTH - Chỉ 20.000 đồng/em cho hai bữa ăn chính và phụ ở các trường bán trú, nên đòi hỏi cái tâm và tài của nhà trường để các em vừa ăn ngon miệng, đủ chất, vừa bảo đảm an toàn thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viênKiểm tra bếp ăn bán trú tại trường mầm non và tiểu học ở TP. HuếBán trú 100% cho học sinh tiểu học: Vẫn khóKhi mẹ là “cô cấp dưỡng”

Bữa ăn bán trú tại Trường tiểu học An Cựu

Khó tăng mức đóng

Sáng chở con đến trường gặp không ít bà mẹ “nhồi nhét” bữa ăn sáng cho con. Sữa và một ít bánh ngọt được gói ghém cẩn thận để ngay ở góc cặp và không quên dặn con ăn thêm khi đói. Chị Nguyễn Mai Lan, có con học lớp 3 trải lòng, trường học của con có bếp nấu ăn chứ không thuê công ty ngoài đưa vào, buổi trưa các cô giáo ăn cùng học sinh nên chị thấy yên tâm hơn.

Tôi hỏi chị có hài lòng với bữa ăn của con ở trường không? Chị bảo, suất ăn trên trường chỉ có 20.000 đồng/ngày/em bao gồm cả buổi chính lẫn buổi phụ, muốn ăn ngon, đủ chất cũng khó. Thế nên, nhiều phụ huynh bổ sung thêm chất cho con vào buổi sáng và buổi chiều đi học về. Lo nhất vẫn là khâu an toàn thực phẩm…

Tại buổi họp phụ huynh đầu năm, nhiều người mong muốn nhà trường tăng mức đóng để phần ăn của các cháu đảm bảo đủ chất. Hiện tại, các trường có mức đóng từ 20.000 đến 25.000 đồng/ngày/em. Dẫu là có sự thỏa thuận giữa phụ huynh và học sinh, tuy nhiên, khó tăng thêm khi nhiều gia đình không có khả năng đóng tiền cho con ở lại. Thậm chí, hầu như trường nào cũng có tình trạng giáo viên trong trường và phụ huynh đóng góp hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lại bán trú.

“Khéo co thì ấm”

Tầm 10h30, tại tiền sảnh Trường tiểu học An Cựu, các em được ăn trưa trong khay inox với ba món: thịt kho, giá xào tôm và canh bí đỏ. Thức ăn khá nhiều, bọn trẻ vừa ăn, vừa chuyện trò rôm rả. Các cô cấp dưỡng giám sát nên đa số đều ăn hết khẩu phần. Thỉnh thoảng, một vài em ăn tốt xin thêm cơm và thức ăn đều được đáp ứng.

Không như ngày trước, cấp dưỡng phải đi chợ cân đo, đong đếm để tính toán sao cho hợp với túi tiền và đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Giờ thì chỉ cần các trường hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm, người ta đem đến tận nơi. Chỉ riêng việc không phải tay xách, nách mang đi chợ, lại yên tâm với nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc các trường như trút được gánh nặng. Còn khâu chế biến cũng khá yên tâm khi đa số cấp dưỡng đều được học lớp nâng cao nghiệp vụ, nói nôm na là phải qua lớp đào tạo nấu ăn khá bài bản ở các trung tâm dạy nghề.

Theo quan sát của chúng tôi, nhiều bếp ăn được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, có đủ dụng cụ chế biến, chia suất; có khu rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt… Hầu như các bếp ăn bán trú ở các trường tiểu học đều được gắn camera. Công việc bất di bất dịch ở các trường là thực phẩm sau chế biến được trích mẫu, đóng hộp, niêm phong và để vào tủ lạnh, đề phòng xảy ra sự cố thì có mẫu mang đi kiểm nghiệm.

Chị Nguyễn Thị Hoa, cấp dưỡng Trường tiểu học Phước Vĩnh kể, mỗi khi thấy các em ăn hết khẩu phần chúng tôi mừng lắm. Ngoài việc áp dụng phần mềm để cân bằng dinh dưỡng, cấp dưỡng cũng phải tự đề xuất những món ăn bắt mắt, đủ chất và dụng công trong chế biến để các em ăn ngon miệng”.

Phụ huynh giám sát

Nghe khá nhiều ý kiến của phụ huynh từ nhiều trường. Người thì bảo, thức ăn ở trường đơn điệu khi chỉ có hai món mặn và canh. Người khác lại cho rằng, con ăn không hết phần ăn vì có quá nhiều món so với độ tuổi.

Cũng chừng ấy tiền, nhưng bữa ăn có phong phú hay không lại phụ thuộc vào cái tài, cái tâm của nhà trường. Tôi không khỏi thán phục khi ở Trường tiểu học Thuận Thành, nơi có nhiều học sinh khuyết tật học hòa nhập nên bữa ăn đủ chất dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu. Thế nên, thực đơn luôn được thay đổi và với 15.000 đồng trong bữa ăn chính, các cô chế biến ba món ăn, thêm trái cây tráng miệng.

Tôi hiểu tâm tư của các mẹ lắm chứ! Cô Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh Nguyễn Ngọc Minh Trang khá cởi mở khi nói về vấn đề bán trú cho học sinh. Thế nên, phụ huynh có thể đến vào giờ ăn bất cứ lúc nào, muốn xem thực đơn của các cháu, tham quan quy trình chế biến bếp ăn của nhà trường chúng tôi sẵn sàng đáp ứng. Việc giám sát an toàn thực phẩm của nhà trường còn có đại diện ban phụ huynh nhiệm giám sát nguồn gốc và quy trình chế biến bữa ăn bán trú.

Bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho biết: Các bếp ăn ở các trường tiểu học đã thực hiện khá nghiêm túc những quy định về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Hầu như các trường đều có hợp đồng đầy đủ với các đơn vị cung ứng. Cấp dưỡng có trình độ và quy trình chế biến thức ăn được kiểm soát chặt chẽ…Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tăng cường công tác kiểm tra về công tác an toàn thực phẩm ở các trường trên địa bàn.

Một giải pháp khác cũng đang được nhân rộng tại nhiều trường học trên địa bàn TP. Huế là huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú. Cách thức này không chỉ thêm kênh giám sát, mà còn góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc học sinh của mỗi trường.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top