ClockThứ Tư, 09/11/2016 21:44

Đề xuất Bộ GD&ĐT thay đổi những bất cập trong quy chế tuyển sinh

TTH - Chiều 9/11, Đại học (ĐH) Huế tổ chức hội nghị tổng kết kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016. Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.

Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, cụm thi do ĐH Huế chủ trì có 10.301 hồ sơ thí sinh (TS) đăng ký dự thi. Tại kỳ thi, có 2 TS và 1 cán bộ coi thi bị đình chỉ do vi phạm quy chế. Năm 2016, ĐH Huế tuyển 12.790 chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm sàn năm 2016, hội đồng tuyển sinh ĐH Huế thông báo 3 đợt xét tuyển với tổng số TS nhập học là 8.936 TS, đạt 69,87% chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao.

Hội nghị nêu những bất cập trong quy chế tuyển sinh năm nay khi cho phép TS trong xét tuyển đợt 1 được phép đăng ký xét tuyển vào 2 trường, mỗi trường 2 ngành dẫn đến lượng TS ảo cao. Nhiều trường đạt tỷ lệ trúng tuyển và nhập học thấp, như: Khoa Giáo dục Thể chất (đạt 9,33%), Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị (10%), ĐH Nghệ thuật (30%), ĐH Khoa học (53,50%),…

Để giải quyết khó khăn trong tuyển sinh, ĐH Huế kiến nghị, đề xuất Bộ GD&ĐT nhiều vấn đề, nhất là cần sớm ban hành những chủ trương, Quy chế và các văn bản liên quan đến tuyển sinh, đồng thời thay đổi một số bất cập trong quy chế tuyển sinh nhằm hạn chế tình trạng TS ảo.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất tiếp tục giảm 2 thuế GTGT 6 tháng cuối năm
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top