ClockThứ Ba, 03/12/2019 13:15

Giáo dục di sản trong trường học

TTH - Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giáo dục di sản văn hóa Huế tại các trường học trên địa bàn.

Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường họcĐưa ca Huế vào học đường: Sự chuẩn bị cho tương laiĐưa di sản ca Huế vào trường họcGiáo viên giao lưu cùng nghệ nhân ca Huế

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương biểu diễn ca Huế

Huế là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Cố đô Huế là nơi duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình, hệ thống thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm... Cố đô Huế cũng là địa danh nổi tiếng với 5 di sản của triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế).

Nội dung chương trình hợp tác liên ngành về giáo dục di sản văn hóa tại các trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định rõ qua 4 nội dung lớn: Biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản văn hóa Huế; xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản văn hóa Huế.

Để chương trình thiết thực và mang lại hiệu quả, tôi xin được chia sẻ một số ý kiến sau:

Thứ nhất, tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh là thứ “cẩm nang” rất cần cho mọi lứa tuổi học sinh. Việc xây dựng tài liệu giới thiệu về các di sản là việc làm cần thiết, tuy nhiên cần phải được biên soạn phù hợp với từng cấp học, kèm hình ảnh đẹp về di sản văn hóa Huế.

Thứ hai, xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản văn hóa Huế nhằm gắn việc học lịch sử với thực tế, tránh lối học thiên về lý thuyết, nhàm chán khiến cho học sinh “chán” môn học này. Thiết nghĩ, đây là phần nội dung rất thú vị và hấp dẫn, khiến cho học sinh yêu thích.

Thứ ba, nội dung xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp khá đa dạng và phong phú (di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu...). Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu, khám phá các di sản văn hóa cần phải đặt ra yêu cầu đối với các em.

Thứ tư, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa Huế là việc nên làm thường niên. Có thể tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa, cuộc thi hùng biện về di sản văn hóa, về ý tưởng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Huế... Đây vừa là sân chơi rất bổ ích cho các em, vừa có ý nghĩa giáo dục di sản văn hóa thiết thực, hiệu quả.

Đưa di sản văn hóa Huế vào trường học là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đối với các nhà quản lý giáo dục, văn hóa… đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Vì thế, chương trình của liên ngành về giáo dục di sản văn hóa Huế cần được triển khai có chiều sâu ở tất cả các trường học trên địa bản tỉnh, cũng như tìm được sự đồng thuận, quan tâm và quyết tâm của đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các ban ngành của tỉnh.

Bài, ảnh: TS. Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học

TIN MỚI

Return to top