ClockThứ Ba, 10/08/2021 14:56

Hiệu quả nâng cao năng lực từ chương trình ETEP

TTH.VN - Hiệu quả từ chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (chương trình ETEP) không chỉ tác động, nâng cao năng lực đội ngũ trong trường mà còn tạo ra hiệu quả, tạo dấu ấn của nhà trường, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Trường đại học Sư phạm ký kết hợp tác toàn diện với Sở Giáo dục và Đào tạoThứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao đóng góp của Trường ĐH Sư phạmĐón đầu những thách thức mới trong đổi mới giáo dục tiểu học

Giảng viên chủ chốt Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 cho giáo viên cốt cán 10 tỉnh miền Trung (Ảnh: L.H)

Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế là một trong 8 trường sư phạm/học viện tham gia chương trình ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhằm nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các trường đại học sư phạm/học viện được lựa chọn trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT); hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, hoạch định chính sách của cơ quan quản lý giáo dục các cấp và hỗ trợ các trường ĐHSP/học viện được lựa chọn trong hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

Qua quá trình thực hiện chương trình ETEP cùng sự phát triển nhà trường và xu thế mới của sự phát triển giáo dục thì sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường đã có sự thay đổi để phù hợp, nhất là hướng đến xây dựng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm của cả nước.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết, công tác kiểm định chất lượng của nhà trường có nhiều khởi sắc. Đáng chú ý, Trường ĐH Sư phạm được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục năm 2018. Đến năm 2020, trường tiến hành đánh giá giữa chu kỳ để cải tiến các hoạt động đảm bảo chất lượng theo khuyến cáo của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài nhằm tăng cường sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn 2018 - 2022 cũng như chuẩn bị cho đánh giá chu kỳ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

Khi tham gia chương trình ETEP, trường tiến hành tự đánh giá 12 chương trình đào tạo, trong đó đã tham gia đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Hóa học và Sư phạm Địa lý và được công nhận đạt chuẩn chất lượng năm 2020.

Nguồn nhân lực về bảo đảm chất lượng giáo dục đã được phát triển với 2 cán bộ có thẻ kiểm định viên, 7 cán bộ có chứng chỉ kiểm định viên. Ngoài ra, trường đã thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng cấp trường và thành lập mạng lưới đảm bảo chất lượng đến cấp khoa, phòng, trung tâm, viện để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng ở các đơn vị. Công tác quản lý của nhà trường cũng có bước thay đổi, năng lực cán bộ quản lý cũng được nâng cao thông qua các hoạt động tham quan học tập tại các trường ĐH như RMIT tại TP. Hồ Chí Minh, tham gia hội thảo và các diễn đàn liên quan.

Cán bộ, giảng viên chủ chốt Trường ĐH Sư phạm chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn cho giáo viên bậc phổ thông (Ảnh: L.H, chụp trước đợt dịch bùng phát)

Theo đại diện nhà trường, từ quá trình tham gia chương trình ETEP, chương trình đào tạo của nhà trường đã có những thay đổi như tiến hành xây dựng chương trình đào tạo mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018 cũng như những định hướng đào tạo nguồn nhân lực có thể hội nhập với quốc tế, nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh: Sư phạm Toán học, sư phạm Tin học, sư phạm Vật lý, sư phạm Hóa học, sư phạm Sinh học, Giáo dục Tiểu học.

Để đáp ứng được sự đổi mới của chương trình GDPT 2018, chương trình đào tạo ĐH của nhà trường cũng có những thay đổi thông qua việc xây dựng chương trình đào tạo ĐH theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Chương trình mới này đang ở giai đoạn thẩm định cuối cùng và sẽ áp dụng từ năm học 2021 - 2022.

Nghiên cứu phát triển đổi mới, thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh của giảng viên, nhà trường có những chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học của giảng viên với số bài báo quốc tế năm 2020 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2019, với 111 bài báo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thành lập nhóm nghiên cứu mạnh của sinh viên. Các nhóm nghiên cứu của giảng viên đã có những hợp tác, liên kết nghiên cứu với các viện nghiên cứu, trường ĐH trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài như dự án trường học hạnh phúc là một trong những dự án tiêu biểu cho hợp tác quốc tế; Trung tâm INSA Valde Loire - Pháp mở chi nhánh chính thức tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế; mở văn phòng đại diện của Trung tâm văn hóa Đài Loan tại Huế… “Đó là kết quả của những nỗ lực mà nhà trường thực hiện thông qua chương trình ETEP cùng những nguồn lực của nhà trường”, đại diện Trường ĐH Sư phạm khẳng định.

Thời gian qua, tham gia chương trình ETEP giúp cơ sở vật chất của nhà trường được cải thiện. Nhà trường đã nâng cấp giảng đường, các tòa nhà học, phòng thí nghiệm, thư viện, trung tâm sản xuất học liệu, phòng họp, phòng hội nghị, phòng studio phục vụ bài giảng trực tuyến và hệ thống trang thiết bị đi kèm… Bên cạnh đó, trường có đủ trang thiết bị dạy và học đảm bảo chất lượng để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các ngành học.

Điểm đặc biệt là năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên chủ chốt ngày càng được nâng cao thông qua các đợt bồi dưỡng, tập huấn, phát triển chương trình, xây dựng chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra do Ban Quản lý Chương trình ETEP, các trường trong thành viên ETEP tổ chức. Các đợt bồi dưỡng giáo viên không chỉ tạo hiệu quả tập huấn cho giáo viên phổ thông mà còn giúp giảng viên chủ chốt hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình mới, về chiến lược giáo dục và định hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Việc gắn kết kiến thức, kỹ năng ở từng mô đun với thực tiễn đặt ra yêu cầu đọc, xử lý thông tin một cách linh hoạt, khoa học nhằm đảm bảo các đường hướng đổi mới từ chương trình GDPT mới có thêm kinh nghiệm và khối kiến thức để vận dụng vào việc giảng dạy ở trường ĐH được chuyển tải một cách hiệu quả nhất, sát thực nhất, tinh gọn nhất; tăng hiệu quả chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường trong bối cảnh đối mới giáo dục hiện nay

Theo đại diện lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, thời gian qua trường đã tham gia xây dựng mô đun 4 và mô đun 7 do Bộ GD&ĐT chỉ định. Thông qua hoạt động biên soạn tài liệu cũng giúp nâng cao năng lực của giảng viên. Hiện, trường đang hướng đến xây dựng trường ĐH số nên tất cả các hoạt động phục vụ giảng dạy, nghiên cứu đã được tiến hành xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ học tập của sinh viên ngày càng thuận lợi như: phần mềm đào tạo, phần mềm đảm bảo chất lượng, phần mềm đăng ký môn học, nghiên cứu khoa học…Trong thời gian tới, phấn đấu sẽ thực hiện tất cả các hoạt động gắn với phần mềm điện tử.

M.Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rời chiến trường vẫn là chiến sĩ

Xuất hiện khá muộn so với các Hội Cựu chiến binh (CCB) khác trong Đại Học (ĐH) Huế, nhưng Hội CCB Trường ĐH Luật là cái tên nổi bật trong các hoạt động, phong trào thi đua do Hội CCB ĐH Huế, Hội CCB tỉnh phát động. Làm được điều này do hội là một tập thể đoàn kết, nhất trí, luôn giữ nhiệt huyết của những người từng khoác áo lính.

Rời chiến trường vẫn là chiến sĩ

TIN MỚI

Return to top