ClockChủ Nhật, 28/03/2021 15:34

Kiến nghị dạy thêm văn hóa bậc THPT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Những năm gần đây, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng đông, trong đó có đến 80% có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi quốc gia và lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Nâng chuẩn trường nghềGỡ khó cho đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên và dạy nghề phổ thôngTập trung nâng cao nguồn nhân lực chất lượng và an sinh xã hộiTuần lễ ASEAN thúc đẩy giao lưu thanh niên và chuyên gia Nga-ASEANTrao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênThúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ

Ảnh minh họa

Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trong đơn kiến nghị, các hiệp hội này cho biết, thời gian gần đây, các đơn vị này nhận được nhiều thông tin của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trao đổi, phản ánh về những khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, Hiệp hội thấy rằng việc giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực sự đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Cụ thể, theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục 2019, người học tốt nghiệp THCS đi học trình độ trung cấp có thể học thêm văn hóa THPT để liên thông lên trình độ cao hơn và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có trách nhiệm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học phải tích lũy.

Tuy nhiên, đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn chưa ban hành được thông tư này.

Trong thực tế, để các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục giảng dạy nội dung văn hóa THPT cho người học nghề theo quy định của Luật GDNN, Bộ GD-ĐT đã có công văn cho phép các trường tạm thời áp dụng giảng dạy nội dung chương trình văn hóa THPT theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGĐT ngày 28/6/2010 quy định về chương trình trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thông tư này cũng đã hết hiệu lực thi hành.

Trong những năm trước 2018, tại nhiều địa phương, Sở GD-ĐT cho phép các trường được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên. Người học sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT để được nhận bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, người học có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT thì cũng được tham dự kỳ thi đại học. Nhưng từ năm 2019, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Sở GD-ĐT không cho phép các cơ sở GDNN được tổ chức dạy chương trình GDTX cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 để chỉ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng chứ không liên thông lên đại học.

Trong khi đó, tại nhiều địa phương trong những năm gần đây, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng đông, trong đó có đến 80% có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi quốc gia và lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Theo đó, hai hiệp hội nói trên đã gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT thì tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới.

Hai hiệp hội kiến nghị cần sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT và việc giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô

Do dự án mới, có tính đặc thù, các định mức kinh tế kỹ thuật chưa có, UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh (gọi tắt DA phục hồi rạn san hô).

Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top