ClockThứ Năm, 25/07/2024 11:51

Nâng cao hiệu quả đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á

TTH.VN - Sáng 25/7, tại Trường đại học Luật, Đại học Huế khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử pháp luật châu Á lần thứ 4”.

Trường đại học Luật vào bảng xếp hạng hàng đầu châu Á của THEGần 650 cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường“Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động Đội Trường ĐH Kinh tế vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh niên Sinh viên Việt Nam “Nồi cháo yêu thương”

 Các đại biểu, nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia hội thảo

Hội thảo do Trường đại học Luật, Đại học Huế; Khoa Luật - Trường đại học Oxford, Vương quốc Anh và Khoa Luật - Trường đại học Trung Văn, Hồng Kông, Trung Quốc phối hợp đồng tổ chức.

Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, như Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… và các cơ sở giáo dục đại học đào tạo Luật ở Việt Nam.

Theo các đại biểu tham gia hội thảo, lịch sử pháp luật thế giới nói chung và lịch sử pháp luật châu Á nói riêng luôn là chủ đề được quan tâm. Trong hiện tại và tương lai các vấn đề lịch sử pháp luật sẽ luôn vận động, phát triển. Điều này đòi hỏi các nhà lý luận, thực tiễn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Đây không chỉ góc nhìn pháp luật, mà còn mang yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia.

Hội thảo đã tiếp nhận 81 bài báo cáo của nhiều nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trong nước, quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường đại học Luật, Đại học Huế nhấn mạnh, sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý từ nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới tại hội thảo sẽ là cơ hội gặp gỡ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và khởi đầu cho sự hợp tác mới mang lại giá trị cao về khoa học.

Bên cạnh đó, hội thảo sẽ có nhiều trao đổi, tranh luận và góp ý khoa học có giá trị; qua đó tăng hiệu quả trong nghiên cứu, đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á trong tương lai.

Hội thảo được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/7, chia thành 10 phiên với 8 phiên theo nhóm chủ đề và 2 phiên toàn thể.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân giống “vàng" xanh

Trong quá trình nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tìm tòi và nghiên cứu bảo tồn thành công giống ớt hiểm mà người dân các vùng núi miền Trung ví là “vàng" xanh.

Nhân giống “vàng xanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Tăng thời lượng thực hành và ứng dụng công nghệ mới

Trong xu hướng hội nhập quốc tế và yêu cầu của thị trường lao động, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế (ĐHH) luôn đổi mới phương thức, tăng cường thời lượng thực hành gắn với ứng dụng công nghệ.

Tăng thời lượng thực hành và ứng dụng công nghệ mới
Đoàn Thanh niên Đại học Huế:
Nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa, nhân văn

Ngày 18/10, Ban Thường vụ Đoàn- Ban Thư ký Hội Sinh viên Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên năm học 2023-2024.

Nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa, nhân văn

TIN MỚI

Return to top