ClockThứ Sáu, 27/05/2022 07:00

Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả

TTH - Đặc thù của mô hình đại học (ĐH) hai cấp đặt ra những yêu cầu và giải pháp đẩy mạnh quản trị và tự chủ ĐH toàn diện, hiệu quả để ĐH Huế thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, sớm trở thành ĐH Quốc gia.

Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông LâmTự chủ để phát triển Đại học HuếHọc phí đại học tăng dần đều

ĐH Huế quan tâm phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

Quản trị ĐH để thực hiện tự chủ toàn diện

PGS.TS. NGƯT Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế cho biết, hơn 28 năm triển khai mô hình ĐH 2 cấp (mô hình ĐH Quốc gia, ĐH Vùng) đã đạt được những kết quả nhất định; Đảng, Nhà nước luôn quan tâm cho sự phát triển và khẳng định trong Luật ĐH sửa đổi số 34 năm 2018. Tuy nhiên, trong bối cảnh cơ chế quản trị ĐH đã thông thoáng hơn nhiều sau khi Luật số 34 và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục ĐH (sửa đổi) được ban hành, mô hình ĐH Quốc gia, ĐH Vùng cần có cơ chế quản trị, quản lý và tự chủ ĐH "đặc thù” phù hợp với mô hình ĐH hai cấp, không chỉ dẫn mô hình này như đối với mô hình trường ĐH “độc lập” để đảm bảo sự phát triển ổn định, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước và đạt được các thành tích mang tầm khu vực và quốc tế.

Mô hình ĐH 2 cấp, trong đó có ĐH Huế vẫn còn không ít những bất cập, tồn tại do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, sự chưa quyết liệt tạo nên mô hình gọn nhẹ giảm đầu mối ngay từ khi thành lập. Việc triển khai thực hiện lộ trình tự chủ ĐH, tự chủ tài chính ở ĐH Huế quyết liệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do sự chồng chéo và chưa đồng bộ giữa các văn bản dưới luật và các văn bản hướng dẫn cho mô hình ĐH 2 cấp; các đơn vị chưa thật sự tích cực cùng chủ động phối hợp, hỗ trợ và chia sẻ nhiệm vụ và lợi ích, đặc biệt sau khi cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư; nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn thấp...

Vấn đề trên đặt ra những sự thay đổi của quản trị ĐH trong bối cảnh mới. Tại ĐH Huế, Hội đồng ĐH Huế nhiệm kỳ 2021-2026 được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động với mô hình Hội đồng ĐH Vùng.

Gần 1 năm qua, Hội đồng ĐH Huế đã ban hành Chiến lược phát triển ĐH Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; thông qua phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2022-2026 của ĐH Huế và các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc; phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của 8 trường ĐH thành viên; Quyết định về tổ chức, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trong ĐH Huế...

Đến nay, Hội đồng ĐH Huế ban hành gần 100 văn bản về các chủ trương, chính sách lớn của ĐH Huế. Mỗi Hội đồng trường các trường ĐH thành viên của ĐH Huế bước đầu đã thể hiện được vai trò quản trị, giám sát và ban hành các văn bản, nghị quyết hướng đến tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường và ĐH Huế.

Ông Phan Lê Chung, Bí thư Đảng ủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế cho biết, trước bối cảnh mới, lãnh đạo và thành viên hội đồng trường tập trung nghiên cứu và xây dựng các nhóm giải pháp xây dựng và phát triển nhà trường gắn với nhiệm vụ của đơn vị trong việc phát triển ĐH Huế theo tinh thần Nghị quyết 54, định danh Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật theo định hướng phát triển của tỉnh.

Cần những giải pháp hiệu quả

Tháng 12/2019, Bộ Chính trị Ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, giải pháp đẩy mạnh quản trị và tự chủ ĐH để ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia rất cần thiết. Theo PGS.TS. NGƯT Huỳnh Văn Chương, trong quản trị ĐH Huế hướng đến ĐH Quốc gia, cần kích hoạt mạnh và đồng bộ sự tự chủ ĐH vùng ở cả 2 cấp và đầy đủ các nội hàm của tự chủ ĐH thông qua việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện lại quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế giám sát, dân chủ của ĐH Huế sau khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua phương án tự chủ tài chính của ĐH Huế giai đoạn 2022-2026 để thực thi tốt và toàn diện hơn cho giai đoạn 2022-2030.

Bên cạnh đó, cần xây dựng năng lực toàn hệ thống ĐH Huế về đảm bảo chất lượng với đầy đủ các thiết chế có tính liên kết các đầu mối mạnh giữa các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc…

ĐH Huế cần có những chương trình, dự án tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, quản lý cho đội ngũ viên chức quản lý trong toàn ĐH Huế giai đoạn 2022-2030 xứng tầm khi phát triển thành ĐH Quốc gia, trong đó ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng năng lực quản trị, quản lý với nguồn đội ngũ được quy hoạch các vị trí quản lý để đủ tầm quản trị và quản lý khi ĐH Huế được nâng lên thành ĐH Quốc gia và thích ứng với những thay đổi lớn trong quản trị ĐH số hiện nay.

Đối với tự chủ ĐH Huế hướng đến ĐH Quốc gia, ĐH Huế và các trường ĐH thành viên cần có giải pháp căn cơ để cơ cấu lại nguồn thu hằng năm mang tính bền vững. Song song với đó là tiếp tục tái cấu trúc các đầu mối, định danh vị trí việc làm sát với thực tế và có các chỉ số, chỉ báo cụ thể. Cần các giải pháp để toàn ĐH Huế phát huy hết nội lực tạo điều kiện tối đa cho mỗi đơn vị thành viên phát triển mang tính bền vững và có sự chia sẻ lợi ích, trách nhiệm lẫn nhau hướng đến mục tiêu chung của ĐH Huế.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả

Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

TIN MỚI

Return to top