ClockThứ Ba, 18/08/2020 13:45

Tận tâm chăm sóc, dạy dỗ học sinh chuyên biệt

TTH - Đó là tiêu chí mà Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế) đặt ra khi dạy cho học sinh chuyên biệt. Giáo viên toàn tâm, toàn ý vào tiến trình làm việc, thay vì phải chăm chăm vào kết quả.

Những lớp học tình thươngMỗi học sinh là mỗi giáo án

Học sinh chuyên biệt Trường tiểu học Thuận Thành trong 1 tiết học

Trường tiểu học Thuận Thành có gần 900 học sinh, trong đó, có 47 học sinh lớp chuyên biệt và 25 học sinh học hòa nhập. 3 lớp học giáo dục trẻ tự kỷ, khiếm khuyết về trí tuệ, khó khăn về ngôn ngữ, khó khăn về học, rối loạn hành vi… Mỗi em có một hoàn cảnh hành vi và cảm nhận khác nhau, giáo viên phải dùng trái tim để cảm nhận được tình yêu thương và nhu cầu và của mỗi em. Thế nên, dạy học sinh chuyên biệt giáo viên thường không soạn trước giáo án, mà dạy theo khả năng của các em. Giáo viên phối hợp với phụ huynh để đánh giá đúng nhu cầu của trẻ, từ đó, mỗi học sinh đặc biệt đều có một giáo trình khác nhau.

Với quan điểm đó đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh giải phóng áp lực, không cầu toàn. Ban giám hiệu luôn đánh giá cao sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, dẫu chưa phải lúc nào cũng đem đến kết quả tốt. Ví như, thay vì thuê người chăm sóc vườn cây cảnh ở  trường, giáo viên và học sinh cùng nhau trồng và chăm sóc. Không bài bản, đẹp mắt, song các em sẽ có sự gắn bó với nhau trong quá trình lao động và cảm nhận được niềm vui trong việc quan sát, chờ đợi cây đơm hoa kết trái.

Bất cứ đứa trẻ nào cũng được quyền hạnh phúc, nhưng muốn có được hạnh phúc, chúng ta cần có kỹ năng. Cô Lê Thị Vĩnh Quân, giáo viên chuyên biệt, Trường TH Thuận Thành bộc bạch kể: Nếu trước đây khi học sinh không làm bài tập, giáo viên sẽ trách mắng học trò và gọi điện nhờ phụ huynh nhắc nhở. Mỗi lần vi phạm, các em bị mắng hai lần nhưng tình hình không được cải thiện. Từ khi chúng tôi áp dụng vòng tròn hạnh phúc, hiểu những vấn đề mà các em đang vấp phải. Chúng tôi dành thời gian cho các em xử lý bài tập về nhà tại lớp. Từ đó, thành tích học tập của nhiều em  được cải thiện đáng kể.

Ứng dụng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong trường học là giải pháp quan trọng, nhất là, trong việc kết nối với bản thân (tự hiểu mình) sẽ giúp học sinh, giáo viên nhận diện cảm xúc của mình và quản lý cảm xúc mạnh. Cô Lê Thị Mai Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Thành cho hay: Đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật, quản lý cảm xúc mạnh là điều cần thiết. Để kiên nhẫn và có lòng  trắc ẩn, giáo viên cần nắm được kỹ thuật và thực tập thường xuyên. Bởi lẽ, giáo viên không quản lý cảm xúc của mình dẫn đến sử dụng hành vi bạo lực với trẻ.

Trong trường học vừa có lớp phổ thông, vừa có lớp chuyên biệt, đây là môi trường tốt để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập. Bởi, có các lớp chuyên biệt – là nơi mà mọi người, từ học sinh đến giáo viên đều có thể học và nâng cao năng lực chia sẻ, nhìn thấy, cảm nhận và hạnh phúc. Hằng ngày, các em được làm những việc vừa sức thể hiện quan tâm, yêu thương và giúp đỡ bạn khuyết tật. Đây là môi trường giáo dục thuận lợi để nâng cao hiệu quả giáo dục, đặc biệt là giáo dục hòa nhập.

Trường học hạnh phúc là đích hướng đến của Trường tiểu học Thuận Thành. Ở đó, nhân cách sẽ được đề cao, thái độ chăm chỉ được coi trọng, sự khiêm tốn được yêu quý và việc hỗ trợ nhau là hoàn toàn vô điều kiện, cô Mai Lan chia sẻ.

Bài, ảnh: Minh Liên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên

Sinh năm 1994, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng cô giáo Hồ Thị Dói, người đồng bào Pa Cô, giáo viên Trường mầm non Hương Lâm, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, luôn được đồng nghiệp và học sinh hết lòng yêu mến.

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên
Niềm tin.

Lâu nay, tôi luôn mặc cảm với các giáo viên dạy thêm vì những câu chuyện không hay do học sinh và phụ huynh kể lại. Chẳng hạn như nếu không học thêm thì học sinh đó sẽ thua kém bạn trong lớp, do giáo viên dạy bài mới cho học sinh học thêm từ hôm trước.

Niềm tin
Chuyện về cô giáo mầm non

Cái số thế nào, gần hai chục năm nay, nhà tôi được ở đối diện một trường mầm non. Tôi chứng kiến từ ngày trường đặt viên gạch đầu tiên trên miếng đất trống đến lúc trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Và điều thú vị là, có một số cô đã từng dạy con tôi, giờ lại tiếp tục là cô giáo của cháu ngoại tôi.

Chuyện về cô giáo mầm non

TIN MỚI

Return to top