ClockThứ Sáu, 26/03/2021 14:52

“Tủ sách Huế” lan tỏa đến trường học

TTH - Ngay sau khi đề án “Tủ sách Huế” được công bố, các trường học trên địa bàn toàn tỉnh cũng được vận động lập “Tủ sách Huế” ở mỗi đơn vị.

Quà tặng là sách HuếCông bố đề án Tủ sách Huế và ra mắt Địa chí Văn hóa Huế

Học sinh Trường THCS Trần Cao Vân đọc sách trong giờ ra chơi

Yêu quê hương qua từng trang sách

Hai ngày trước khi đề án “Tủ sách Huế” của tỉnh được công bố, trong tiết chào cờ đầu vào sáng thứ hai 15/3/2021, Trường THCS Chu Văn An (TP. Huế) kết hợp khai trương “Tủ sách Huế” của trường. Được biết, chỉ sau hơn hai tuần phát động, Trường THCS Chu Văn An đã có được “Tủ sách Huế” với hơn 4.000 quyển sách, trong đó hơn 1.000 quyển sách là đóng góp các em học sinh, quý vị phụ huynh và quý thầy cô giáo với nhiều đề tài “Huế ròng”: Ẩm thực, áo dài, kinh đô, văn hóa, di tích, con người Huế… Với lượng sách có được, nhà trường dự kiến bố trí 3 tủ sách Huế di động trong sân trường để thầy cô và học sinh có thể đọc và cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích.

Ngay trong buổi lễ khai trương, cô giáo Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho hay: Chưa bao giờ thư viện nhà trường lại rộn ràng đến thế. Chúng tôi hy vọng các em sẽ hứng thú với văn hóa Huế, giữ gìn văn hóa đọc trong học đường; cũng như tăng vốn tài liệu cho thư viện, tạo điều kiện cho học sinh có thêm nhiều đầu sách để trau dồi thêm kiến thức; ủng hộ sách vở hỗ trợ các trường vùng khó khăn. Cô Lê Thị Hồng Giang cũng bày tỏ mong muốn, sẽ tiếp tục quyên góp, giữ gìn để tủ sách Huế luôn được phong phú về số lượng và chất lượng.

Cùng với Trường THCS Chu Văn An và nhiều đơn vị trường ở TP. Huế, sau một thời gian phát động quyên góp, tủ sách tự quản của các lớp ở Trường THCS Trần Cao Vân cũng được hoàn thành. Trường có 16 kệ sách, hai lớp một kệ. Các em học sinh đã tự quyên góp sách, trong đó, có sách về Huế. Em Nguyễn Ngọc Anh, học sinh lớp 7/4 Trường THCS Trần Cao Vân, cho biết: Lớp em đã thực hiện được tủ sách về Huế. Chúng em tự quyên góp đủ các thể loại về văn hóa, di tích, lịch sử... của Huế. Cứ giờ ra chơi, từng nhóm sẽ chuyền tay nhau sách để đọc. Em cảm thấy rất thú vị và cảm thấy yêu quê hương mình qua từng trang sách.

Thiết lập và phát triển “Tủ sách Huế”

Chu Văn An và Trần Cao Vân là 2 trong số các trường học ở Huế tích cực tham gia hưởng ứng chủ trương của tỉnh, vận động các cơ quan, trường học trên địa bàn lập “Tủ sách Huế”. Ngày 6/1/2021, đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” ở các trường học được UBND thành phố thông qua tại Huế có công văn số 58/UBND-VH, nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa, con người xứ Huế. Với tinh thần “Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc ngàn cuốn sách hay”, mục đích của đề án còn hướng tới góp phần tăng vốn tài liệu, tạo ra những thư viện trường có nguồn sách, tài liệu đa dạng, phong phú, phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh trong trường; góp phần giữ gìn văn hóa đọc trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, đồng thời tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách.

Cụ thể hóa Công văn số 58/UBND-VH, ngày 04/3/2021, UBND TP. Huế ban hành Kế hoạch số 1205/KH-UBND về thực hiện thí điểm mô hình xây dựng phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc ở trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn năm 2021. Đối tượng thực hiện gồm 9 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho biết: Việc xây dựng và phát triển phong trào đọc sách và văn hóa đọc trong trường học nhằm bồi dưỡng hứng thú và thói quen đọc sách, năng lực tự học và các kỹ năng cho học sinh hướng tới xây dựng xã hội học tập; tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chung tay tạo điều kiện để con em mình được đọc sách, được rèn luyện thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó xây dựng và phát triển phong trào đọc sách.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, ý  tưởng về xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm hướng đến 3 mục tiêu. Thứ nhất, giới thiệu về Huế thông qua các tác phẩm, những đầu sách độc, lạ, có giá trị được sưu tầm, phục dựng. Thứ hai, cơ hội khôi phục các đầu sách viết về Huế, khích lệ văn hóa đọc đang dần mai một, hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách. Thứ ba, thông qua tủ sách này, xây dựng món quà tặng mang ý nghĩa nhân văn của người Huế tặng cho du khách thập phương khi đến Huế. Thiết nghĩ, việc xây dựng “Tủ sách Huế” đang được triển khai ở các trường học tại Huế hiện nay là thiết thực góp phần thực hiện thành công của ý tưởng mang tính nhân văn này.

Thu Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Lan tỏa tinh thần sống xanh, sống sạch

Từ những hoạt động, phong trào phụ nữ sống xanh do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế triển khai, đã góp phần nâng cao nhận thức và hình thành thói quen phân loại rác thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình, tiểu thương kinh doanh ở các chợ...

Lan tỏa tinh thần sống xanh, sống sạch
Chủ nhật xanh lan tỏa tinh thần thiện nguyện

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” được TP. Huế phát động và duy trì tổ chức trên địa bàn thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần tạo nên môi trường sạch đẹp, văn minh, đồng thời lan tỏa tinh thần thiện nguyện thông qua những mô hình, hành động ý nghĩa.

Chủ nhật xanh lan tỏa tinh thần thiện nguyện

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top