ClockThứ Sáu, 13/10/2023 12:58

Xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp tại Đại học Huế

TTH.VN - Sáng 13/10, Đại học Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo quảng bá kết quả dự án CDAE.

Trường đại học Khoa học và Trường đại học Nghệ thuật khai giảng năm học mớiKhảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chu kỳ 2 tại Trường đại học Kinh tế“Sức khỏe tâm thần là quyền của tất cả mọi người”Phát huy thế mạnh, đào tạo ra những giáo viên chất lượng cho khu vực miền TrungTriển khai các đề tài nghiên cứu vào sản xuấtGắn kết bằng ngày hội tân sinh viên

 Chuyên gia châu Âu chia sẻ những kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo sinh thái nông nghiệp

Dự án CDAE – Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ về sinh thái nông nghiệp, thuộc chương trình Erasmus+  do Liên minh châu Âu tài trợ, nhằm nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học. Dự án do Đại học Huế điều phối. Các đối tác gồm Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Việt Nam), Benguet State University (Phillipine), Central Luzon State University (Phillipine), Rajarata University (Sri Lanka), University of Peradeniya (Sri Lanka), Mendel University in Brno (Cộng hòa Séc), Instituto Politecnico De Coimbra (Bồ Đào Nha) và Novel Group Sarl (Luxembourg).

Sau 3 năm triển khai dự án, với sự chuyển giao của các đối tác châu Âu, 6 đại học đối tác châu Á đã xây dựng thành công 6 chương trình đào tạo thạc sĩ, triển khai tại 6 trường đại học. 

Tại Đại học Huế, chương trình thạc sĩ sinh thái nông nghiệp do Khoa Nông học, Trường đại học Nông Lâm triển khai, đào tạo chính quy,  thời gian là 2 năm bằng hình thức xét tuyển chỉ tiêu 25 học viên/năm. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt và tiếng Anh.

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá, tại một số quốc gia châu Á vẫn còn thiếu các chương trình đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp kết nối tất cả các lĩnh để đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng liên quan đến sự phát triển bền vững và nông nghiệp hữu cơ, từ sản xuất đến cung ứng chuỗi thực phẩm. 

Từ những đề xuất của chuyên gia phía châu Âu, các đối tác châu Á đã xây dựng cấu trúc của chương trình kết hợp những học phần học trên lớp, thí nghiệm và thực địa; dựa trên những phân tích hệ thống nông nghiệp hữu cơ bền vững có so sánh với cách làm nông nghiệp thông thường; bảo tồn đa dạng sinh vật và chất lượng sản phẩm hữu cơ.

Chương trình thạc sĩ sinh thái nông nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sinh thái nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Người học sau khi học xong sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoạt động chuyên môn về sinh thái nông nghiệp. 

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”

Đó là những chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, phụ trách đề án VinFast. Ông đang là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup. Theo ông, thế hệ trẻ đang sống trong giai đoạn nhiều cơ hội với trí tuệ nhân tạo (AI), là “thế giới phẳng”nhưng cũng là thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi người trẻ phải có sự thay đổi, có sự chuẩn bị, trang bị các kỹ năng để khi “cờ” đến tay mới có thể “phất” được.

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”
Thanh sắc Cố đô

Yêu những âm sắc thanh thoát nhẹ nhàng mà sâu lắng của giọng nói xứ Kinh kỳ, một nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Huế đã thực hiện dự án sách nói hoàn toàn bằng giọng Huế. “Thanh sắc Cố đô” chính là món quà mà những bạn trẻ này muốn dành tặng các em khiếm thị tại địa phương cũng như khắp mọi miền đất nước.

Thanh sắc Cố đô
Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào

Cầu nối về văn hóa được Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vừa mới “bắc nhịp” khi cùng đối tác phối hợp tổ chức các triển lãm mỹ thuật trên hai đất nước Việt Nam và Lào.

Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào

TIN MỚI

Return to top