ClockThứ Tư, 27/07/2016 09:09

40% học sinh sau THPT đi đâu?

Phân luồng học sinh sau THCS và THPT, nguồn lực để phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp như thế nào?

Đây là những nội dung được các sở GD&ĐT, các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) quan tâm nhất tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015-2016 dự kiến phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục chuyên nghiệp do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm qua, ngày 26/7.

Theo báo cáo của ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, năm học vừa qua công tác tuyển sinh TCCN tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm học trước. Số thí sinh nhập học vào các cơ sở đào tạo TCCN trong năm 2015 là 143.135 học sinh, đạt 51% so với 280.640 tổng chỉ tiêu được xác định. Nhiều cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, đặc biệt có hơn 20 cơ sở không tuyển được học sinh TCCN trong năm 2015.

Đưa ra nguyên nhân của vấn đề này, đại diện trường Trung cấp Bến Thành, TP HCM cho biết, thành phố làm rất quyết liệt vấn đề phân luồng. Nhưng vẫn còn bất cập đó là  hỗ trợ học sinh học nghề có sự khác nhau giữa công lập và tư thục.

“Tôi đề nghị Bộ cũng như các tỉnh hãy tin các trường tư thục. Hỗ trợ cho học sinh học nghề trường công lập như thế nào thì hãy cấp cho học sinh trường nghề tư thục như thế.  Đồng thời, ngành cũng phải “đả thông” quan điểm cho các cơ sở tuyển dụng” - vị đại diện ý kiến. Cũng theo vị này, hiện nay, những học viên học nghề theo diện 9+3 đến xin việc tại các doanh nghiệp rất khó vì họ vẫn đòi bằng  tốt nghiệp THPT 12 năm.

Nói về khó khăn trong tuyển sinh của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đại diện trường TC Bến Thành đặt câu hỏi:  Nếu theo đúng phân luồng của Bộ GD&ĐT thì 30% học sinh tốt nghiệp THPT phải đi vào các trường nghề. Vậy với thực trạng hiện nay, họ đi đâu?

Cùng câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Giáo dục chuyên  nghiệp, Sở GD&ĐT Hải Phòng  phân tích: số liệu thống kê của Bộ hàng năm chỉ khoảng 40%-60% thí sinh tốt nghiệp THPT vào ĐH, CĐ. Vậy số còn lại, thí sinh đi đâu?

Thừa nhận bất cập trong vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định muốn giải quyết được phân luồng phải quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giáo dục.

“Học sinh tốt nghiệp THCS không thể học nghề nếu vẫn có cơ hội học THPT. Học sinh tốt nghiệp THPT không thể học nghề nếu các trường ĐH được mở nhiều như hiện nay” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Return to top