ClockThứ Bảy, 04/03/2017 13:43

Khó như tuyển sinh cao đẳng, trung cấp

Thay đổi của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT Quốc gia khiến nhu cầu vào các trường cao đẳng, trung cấp sẽ thấp dần.

Thay đổi của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT Quốc gia khiến nhu cầu vào các trường cao đẳng, trung cấp sẽ thấp dần?

Theo quy chế của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, thí sinh phải đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng cùng thời điểm làm hồ sơ đăng ký dự thi. Trong khi thí sinh phấn khởi vì có tới “n” nguyện vọng để đăng ký vào các trường đại học mình yêu thích khiến các trường cao đẳng, trung cấp như “ngồi trên đống lửa” vì sợ kiếm không ra người học. Nỗi lo của các trường cao đẳng, trung cấp có cơ sở bởi từ khi chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hệ thống các trường này không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ của thí sinh do không chung hệ thống xét tuyển với Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Việt cho biết thêm: “Năm ngoái, các trường cao đẳng vẫn được chia sẻ nguồn dữ liệu thông tin tuyển sinh chung từ Bộ Giáo dục – Đào tạo nhưng năm nay gần như không thể tham gia được vào đó. Thứ hai nữa là điều kiện để có thể vào trường đại học dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều”.

Điều kiện xét tuyển nhẹ nhàng hơn, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học cũng ngày một tăng. Cùng với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, năm nay, gần 300 trường đại học sẽ xét tuyển bằng học bạ. Như vậy, cơ hội vào đại học của thí sinh là rất lớn.

Dự đoán tình hình không mấy khả quan, nhiều trường cao đẳng, trung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định điều chỉnh giảm chỉ tiêu xét tuyển. Năm 2016, vì chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đối với bậc cao đẳng và 37,5% cho bậc trung cấp nên năm nay, Trường Cao đẳng Bách Việt đã giảm bớt chỉ tiêu xét tuyển xuống còn 2.200 sinh viên bậc cao đẳng và 800 sinh viên cho bậc trung cấp.

Không xét tuyển đủ chỉ tiêu suốt 2 năm qua, năm nay, công tác tuyển sinh của Trường Trung cấp Vạn Tường sẽ còn khó khăn hơn. Theo Thạc sĩ Lâm Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, lý do dẫn đến tình trạng này phần vì tâm lý thích vào đại học của thí sinh, phần vì hệ thống trường trung cấp, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức.

Thạc sĩ Lâm Thị Bích Ngọc nói: “Các bạn học sinh bây giờ tốt nghiệp phổ thông trung học, chỉ cần xét học bạ là đã thấy cơ hội vào đại học rất lớn. Như vậy, thị phần của bậc trung cấp đến với người học rất thấp vì tính phổ biến bị hạn chế, khi mà bây giờ được coi như là phổ cập đại học”.

Việc thiếu chỉ tiêu trầm trọng suốt 2 năm qua khiến không ít trường cao đẳng, trung cấp phải giảm bớt ngành học, cắt giảm nhân lực vì nguồn thu không đủ. Với môi trường ngày càng khó khăn như hiện nay, Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, mùa tuyển sinh năm 2017, nhiều trường cao đẳng, trung cấp sẽ khó tìm ra lối thoát.

 “Một trường học muốn tồn tại trước mắt phải đảm bảo số lượng người học. Trường mà không có sinh viên, học sinh thì đương nhiên phải đóng cửa rồi. Năm 2016 trở về trước đã có một số trường trung cấp đóng cửa. Dự trù năm nay sẽ có thêm một số trường phải đóng cửa nữa rồi bắt đầu đến một số trường cao đẳng”, Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý cho biết thêm.

Công tác tuyển sinh cao đẳng, trung cấp đang gặp nhiều khó khăn?

Theo bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, để tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay, các trường cao đẳng, trung cấp chỉ còn cách tự thân vận động. Do đó, thay vì chọn giải pháp giảm chỉ tiêu, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức quyết định tìm lối đi khác trong mùa tuyển sinh năm nay. Kỳ tuyển sinh năm 2017, đơn vị này xét tuyển đến 2.700 chỉ tiêu bậc cao đẳng và 600 chỉ tiêu bậc trung cấp. Để đảm bảo đầu vào, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật thêm nhiều chương trình mới, triển khai nhiều dự án hợp tác giáo dục quốc tế, đi tư vấn trực tiếp tại hệ thống trường trung học phổ thông ở nhiều tỉnh thành, nhà trường còn quan tâm đến nhóm đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu được đào tạo nghề.

Bà Nguyễn Thị Lý nói: “Trong các giải pháp tuyển sinh sắp tới chắc chắn các trường cao đẳng, trung cấp phải nỗ lực hơn những năm trước. Các trường đại học tốp trên, tốp giữa còn gặp khó khăn khi phải tuyển sinh nhiều đợt thì đối với cao đẳng, trung cấp tình hình còn khó khăn hơn”.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc chủ động đổi mới phương cách tuyển sinh và giảng dạy để thu hút thí sinh, các trường cao đẳng, trung cấp rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía trong việc định hướng giáo dục nhằm giúp dư luận có góc nhìn đúng đắn hơn về bậc học này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó
NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh

TIN MỚI

Return to top