ClockThứ Ba, 18/06/2024 06:38

Lợi thế của thí sinh tự do

TTH - Năm nay, không ít thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) song vẫn muốn đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia với hy vọng, có thể đỗ vào trường đại học có mức điểm chuẩn tương đối cao. Cũng có những trường hợp, sĩ tử sau khi nhập học một thời gian mới cảm thấy không phù hợp với ngành học hiện tại và muốn thi lại.

Môn ngữ văn không làm khó thí sinhHướng nghiệp cho học sinh

 Thí sinh chia sẻ những băn khoăn trước mùa thi

Năm 2023, Huỳnh Thị Mai, sinh năm 2005, đạt số điểm là 22 điểm nhưng trượt tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, Mai vẫn có trường học khi trúng tuyển bằng việc xét học bạ. Sau một thời gian học, em nhận thấy mình không có đam mê, hứng thú với ngành mình chọn. Có 2 lựa chọn được Mai cân nhắc, nghỉ hẳn ở nhà ôn thi lại hoặc tiếp tục học tiếp đại học, vừa học vừa ôn thi. Rốt cuộc Mai chọn giải pháp thứ hai, bởi xem chừng an toàn hơn vì vẫn còn cơ hội quay lại học tiếp khi thi lại không đỗ.

Theo quy định, những thí sinh thi lại đại học đã có bằng tốt nghiệp THPT thì khi thi lại vào năm sau chỉ cần thi đúng các môn của tổ hợp xét tuyển. Quyết tâm là có nhưng trong quá trình ôn thi, nhiều thí sinh cảm thấy lo lắng và áp lực bởi năm nay có số lượng thí sinh dự thi đông, sức cạnh tranh cao. Rủi ro của việc thi lại cũng khá cao, ngay cả với việc vừa học đại học vừa ôn thi lại cũng vậy, kiến thức rất dễ bị rơi rớt, có em phải học lại gần như từ đầu. Còn những trường hợp ở nhà chờ thi lại phải đối diện với nguy cơ học chậm 1 năm, lại chưa chắc đã đỗ được nguyện vọng mong muốn.

Theo nhiều giáo viên, các em không quá lo lắng, bởi đa số đã trải qua kỳ thi đại học, nền tảng và kiến thức cơ bản đã có. Một năm là hoàn toàn đủ để các sĩ tử tiếp tục đào sâu kiến thức, có kỹ năng về việc phân bổ thời gian, làm quen với cách làm bài hiệu quả… Thí sinh tự do cũng đừng tự ép mình vào những áp lực dễ dẫn đến stress. Thay vào đó, chỉ cần lập một kế hoạch học tập, nghỉ ngơi rõ ràng. Nguồn tài liệu và phương thức học tập cũng nên xác định rõ ngay từ đầu để đảm bảo tính liền mạch, tối ưu trong việc học.

 Nguyễn Văn Nghĩa (sinh năm 2002), thi lại ngành Y 3 năm liên tục và năm 2023 em đạt số điểm 28,5, trúng tuyển Trường đại học Y Dược Huế. Theo Nghĩa, cần phải đặt mục tiêu ngay từ đầu, thậm chí cả số điểm nhất định phải đạt để trúng tuyển nguyện vọng mơ ước. Mỗi năm, em dự tính số điểm theo mức tăng nhẹ từ 4-7% của năm trước đó. Tất nhiên, theo chia sẻ của Nghĩa, nhờ sự giúp sức của bạn bè, thầy cô trong việc tìm tư liệu, phương pháp học tập và bản thân Nghĩa chỉ cần lập thời gian biểu hợp lý nên em đã có kết quả như ý sau nhiều năm thi lại.

Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho rằng, chỉ cần các em chuẩn bị tâm lý vững để có thể vượt qua những lo lắng, sợ hãi của bản thân. Quan trọng nhất đối với những thí sinh quyết tâm thi lại là các em phải xác định mục tiêu rõ ràng, xây dựng kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh trường hợp mông lung dẫn đến tâm lý chán nản.

Thêm thông tin thí sinh tự do cần biết là, các em vẫn được cộng điểm ưu tiên vùng trong trường hợp thi lại nếu thuộc đối tượng được cộng. Tuy nhiên, chỉ có thí sinh thi lại THPT quốc gia lần thứ 2 mới được cộng điểm ưu tiên vùng. Những thí sinh thi lại đại học từ lần thứ 3 trở lên sẽ không được cộng điểm ưu tiên vùng. Dù quy định thí sinh đang là sinh viên khi thi lại phải xin phép trường đại học đang theo học, nhưng thực tế nhiều bạn vẫn tự ý đi thi lại với tư cách thí sinh tự do. Hoặc, có nhiều bạn lựa chọn nghỉ ngang giữa chừng để tìm cơ hội mới vào năm sau. Đó là điều không nên.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

TIN MỚI

Return to top