ClockThứ Tư, 23/03/2022 14:52

Rà soát nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên từ năm 2022-2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát thông tin đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo năm 2022 và đề xuất nhu cầu các năm từ 2023-2025 để triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng dần đến quý II/2022Dự bị tiến sĩ “gỡ khó” cho nghiên cứu sinhTuyển sinh khó, các trường “đổi” nguyện vọng cho người họcNgành mới gắn với nhu cầu xã hội

Sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội tìm hiểu thông tin việc làm với nhà tuyển dụng. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Theo đó, nhằm đảm bảo nhu cầu giáo viên mà các địa phương đã đề xuất đến năm 2022 và nhu cầu từ năm 2023-2025 sát với nhu cầu sử dụng, việc đề xuất số lượng giáo viên cần tuyển sinh và đào tạo của các địa phương là một trong các căn cứ quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo. Đồng thời, để việc đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của các địa phương đạt hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát và báo cáo nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên của năm 2022 và đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2023-2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trước ngày 31/12 các năm 2022 đến 2024, các địa phương gửi văn bản điều chỉnh nhu cầu so với nhu cầu đã đăng ký cho các năm 2023-2025 để việc xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh và đào tạo giáo viên sau năm 2022 đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, sát với nhu cầu của các địa phương,

Trước đó, ngày 8/1/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2020-2022 trên cơ sở đề xuất của các địa phương, năng lực đào tạo của các trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên các năm 2020- 2021 cho các cơ sở đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm. Nghị định này có hiệu lực từ khóa tuyển sinh 2021-2022. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc về số chỉ tiêu đã đề xuất của một số địa phương và việc triển khai giữa các địa phương với cơ sở đào tạo.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

TIN MỚI

Return to top