ClockThứ Ba, 15/04/2014 11:11

Giữ vững mức tăng trưởng

TTH - Quý I/2014, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tăng 4,1% và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11% so cùng kỳ năm trước. Đây thực sự là tín hiệu vui khi nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang trong tình trạng khó khăn.

Công nghiệp ổn định

Ngành công nghiệp dệt may tiếp tục tăng tốc trong quý I/2014

Năm 2014, ngành công thương phấn đấu chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 10,5 %; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 10,9 % và tổng mức bán lẻ hàng hoá và và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 31.538 tỷ đồng, tăng 23% so với kế hoạch năm 2013.

Theo đánh giá của Sở Công thương, tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm 2014 đạt tốc độ khá nhờ vào sự đóng góp của các ngành như sản xuất sợi, dệt may, chế biến dăm gỗ, chế biến thủy sản và sản xuất điện năng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá trong quí I -2014 so cùng kỳ năm trước là đá xây dựng đạt 228,3 ngàn m3, tăng 9,32%; mực đông lạnh 287,1 tấn, tăng 12,55%; sợi các loại 11.190 tấn, tăng 30,03%; quần áo lót 63 triệu cái, tăng 37,66%; dăm gỗ 136,4 ngàn tấn, tăng 49,38%... Ngành chế biến thực phẩm tăng 20,73% so cùng kỳ năm trước, sản xuất sợi tăng 30,03%, sản xuất trang phục tăng 28,09%, chế biến dăm gỗ tăng 49,38%, sản xuất, phân phối điện tăng 70,71%... Ngành chế biến dăm gỗ tăng cao do thị trường xuất khẩu tiêu thụ khá mạnh gần đây, đồng thời việc phát triển rừng trồng ở tại địa phương và các tỉnh lân cận trong những năm qua đã cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào cho các các DN sản xuất dăm gỗ trên địa bàn tỉnh; sản xuất sợi và dệt may trong những năm trở lại đây không ngừng phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, nhất là những thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc; ngành sản xuất điện năng tăng trưởng rất cao do thời tiết những tháng đầu năm thuận lợi đảm bảo nguồn nước dự trữ cho công suất phát điện của các nhà máy thủy điện, đã đưa sản lượng điện quý I/2014 ước tăng 89,13% so cùng kỳ năm trước.

 
Thương mại tăng tốc
Trong quý I- 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 6.864 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm thương nghiệp tăng 8%, nhóm lưu trú và ăn uống tăng 24%, nhóm dịch vụ lữ hành giảm 5% và nhóm dịch vụ tăng 13%. Nhìn chung, lĩnh vực thương mại trong quý I tăng trưởng khá, thị trường hàng hóa diễn biến theo quy luật thông thường, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ; công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa được chủ động thực hiện và triển khai tích cực, nguồn cung hàng hóa thiết yếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đã tạo tâm lý ổn định cho thị trường và giảm thiểu hiện tượng đầu cơ, tích trữ hàng hóa trong dịp tết, hạn chế việc tăng giá tùy tiện ngoài thị trường.
Ba tháng đầu năm 2014, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hoá và đạt 137,21 triệu USD, tăng 12,03% so với cùng kỳ và đạt 23,66% kế hoạch năm. Trong quý I- 2014, ngoại trừ nhóm vật liệu khoáng sản có KNXK giảm do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh còn lại các nhóm hàng khác đều có KNXK tăng so với cùng kỳ năm 2013, trong đó nhóm dệt may đạt 101,41 triệu USD, tăng 5,73%; sản phẩm gỗ đạt 25,09 triệu USD, tăng 84,46%... Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các DN vẫn không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm 2013, trong đó Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 51,52% tổng KNXK với 70,69 triệu USD, tăng 2,65%; Trung Quốc chiếm 14,43%; Nhật Bản khoảng 8,27%.
Ông Võ Phi Hùng, TUV, Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Với mục tiêu gia tăng giá trị công nghiệp cho tỉnh và bình ổn thị trường, trong quý II cũng như các tháng cuối năm 2014, sở sẽ đôn đốc các dự án sản xuất công nghiệp triển khai đúng tiến độ; chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu, các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ du lịch như hàng lưu niệm, ăn uống giải khát, trông giữ xe, vui chơi giải trí; giá phòng trọ, khách sạn.... Mặt khác, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, đề phòng dịch cúm A (H7N9), phối hợp với lực lượng thú y trực tại chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm nhiễm bệnh nhập lậu hoặc không qua kiểm dịch ra vào tỉnh; tăng cường công tác trinh sát, nắm tình hình và đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại”.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top