ClockThứ Ba, 11/05/2021 10:19

Mùa sen

“Sen Huế” đã trở thành thương hiệu, nhất là mới đây khi UBND tỉnh phê duyệt đề án “Phát huy giá trị thương hiệu sen Huế”, thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ càng thuận lợi hơn. Từ cơ sở đó, người nông dân cũng mở rộng diện tích canh tác. Ngoài sen hồ Tịnh Tâm, có thể thấy trên khắp địa bàn tỉnh, sen được nhân giống mở rộng trồng ở rất nhiều chân ruộng, ao hồ và đem lại nguồn thu nhập tốt cho người trồng.

Sen có thể chế biến được nhiều món ngon, từ dân dã cho đến cung đình như cơm, xôi gói lá sen, chè hạt sen, bánh sen; củ sen hầm canh rất bổ dưỡng; tim sen chữa mất ngủ, trà sen thơm dịu dàng thanh tao… Món nào từ sen cũng có thể làm hài lòng thực khách khó tính nhất.

Đến Huế mùa này, nếu chịu khó chạy về các vùng ven đô, cách thành phố tầm 7-10 cây số, bạn có thể sưu tập cho mình bộ ảnh đẹp với sen trắng, sen hồng. Còn chút thời gian thì nhâm nhi ly trà sen buổi sáng, nắng gắt thì chè sen đá bào, đói bụng thì có xôi gói lá sen… Đảm bảo không chỉ đẹp mà còn đủ combo: “ngon, no, bổ, rẻ”. Còn chần chừ gì mà không đến Huế mùa sen...

Thừa Thiên Huế Cuối tuần

Check-in hồ sen

Mùa thu hoạch của nông dân

Từ sen có thể chế biến, làm những món ăn, thức uống ngon, thơm, bổ dưỡng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Return to top