ClockThứ Sáu, 30/03/2018 15:19

Hà Lan đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu để hạn chế động đất

TTH.VN - Vào hôm 29/3, Chính phủ Hà Lan đã ra quyết định chấm dứt khai thác khí tự nhiên tại mỏ khí đốt Groningen, một trong những mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, vào năm 2030. Đây là kế hoạch nhằm hạn chế các nguy cơ của các trận động đất gây nên bởi việc khai thác khí đốt tại đây. Tuy nhiên, việc đóng cửa nguồn khí đốt hiện cung cấp cho 90% hộ gia đình ở Hà Lan là một bài toán không hề đơn giản.

Hà Lan đặt mục tiêu sản xuất 7 GW điện gió ngoài khơiHà Lan ra mắt gian hàng “không chất dẻo” đầu tiên của thế giới

Mỏ khí Groningen hiện là mỏ khí lớn nhất châu Âu. Ảnh: AP

Về lộ trình sắp tới, chính phủ Hà Lan cho biết sản lượng từ mỏ Groningen sẽ giảm khoảng một nửa trong vòng 4 đến 5 năm tới và cuối cùng sẽ về 0 vào năm 2030.

Thủ tướng Mark Rutte nói: "Đích đến cuối cùng của chúng tôi là 0" và "Chúng tôi đặt an toàn lên hàng đầu”, ông phát biểu sau cuộc họp nội các.

Quyết định đóng cửa mỏ khí này một phần nhờ vào các nỗ lực trước đó như việc cắt giảm khai thác không hạn chế được các rung động, nguyên nhân được cho là đã gây ra các vấn đề sức khỏe do căng thẳng cho người dân Groningen.

Bộ trưởng Kinh tế Eric Wiebes nói, "Cho tới giờ thì chúng ta chỉ mới giải quyết hậu quả chứ chưa giải quyết được nguồn gốc vấn đề”. Và ông gọi quyết định trên là một “bước ngoặt”.

Hạn mức mới nhất về sản lượng khí đốt đầu ra của mỏ khí là 21,6 nghìn tỷ mét khối vào năm 2017, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh điểm 53,9 nghìn tỷ mét khối trong năm 2013.

Việc ngừng hoạt động của mỏ khí đốt Groningen được dự báo sẽ gây nhiều thách thức không nhỏ cho Hà Lan, đặc biệt là về tài chính và an ninh năng lượng. Mỏ khí cung cấp năng lượng cho 90% hộ gia đình Hà Lan và xuất khẩu thêm một lượng lớn ra các nước lân cận, tạo nên nguồn đóng góp ngân sách đáng kể cho chính phủ đất nước hoa Tulíp trong những năm qua.

Để khắc phục phần nào, chính phủ Hà Lan dự kiến xây dựng một nhà máy khai thác khí Nitơ trị giá 500 triệu euro (616,6 triệu USD), giúp nhà máy Gronigen giảm bớt lượng khai thác 7 tỷ mét khối một năm.

Thế Vĩnh (lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương sau khi trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra ở bờ biển phía đông Đài Loan (Trung Quốc), Sở cứu hỏa Đài Loan ngày hôm nay (3/4) cho biết. Đáng chú ý, trận động đất này được mô tả là mạnh nhất trong một phần tư thế kỷ.

Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan Trung Quốc
Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023

Hãng tin CNA dẫn thông tin từ công ty tái bảo hiểm Munich Re cho biết, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như bão ở Mỹ và nhiều thảm hoạ thiên nhiên khác đã gây ra thiệt hại về chi phí bảo hiểm ước tính lên đến 95 tỷ USD vào năm 2023. Tuy có giảm so với các năm trước, song vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn.

Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023

TIN MỚI

Return to top