ClockThứ Năm, 14/08/2014 05:52

Hàm lượng văn hóa cho sản phẩm du lịch

TTH - Không thiếu ý tưởng lẫn tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch Huế gắn với di sản vẫn loay hoay ở cách làm trước yêu cầu cao hơn về hàm lượng văn hóa.

 

Một bạn đọc Báo Thừa Thiên Huế ở Mỹ mới đây vừa gửi về một bài viết góp ý cho cách làm du lịch ở Huế. Không so sánh hơn kém nhưng ông ao ước: Giá như cỗ xe ngựa ở Đại Nội Huế có được cái vẻ đài các, sang trọng, lộng lẫy như những cỗ xe ngựa ở thành phố Texas thì quý biết mấy. Ao ước ấy cũng là lời đề nghị tế nhị về chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa ở Huế, không chỉ gói gọn ở Đại Nội.

Nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh và Vua bếp Martin Yan giới thiệu ẩm thực cung đình Huế tại Duyệt Thị Đường. Ảnh: K.O

Đơn cử như ca Huế trên sông Hương, một đặc sản du lịch Huế, lâu nay nổi tiếng một phần... vì tai tiếng, chung quy vẫn do hàm lượng văn hóa trong sản phẩm này quá thấp, từ sàn diễn (thuyền), từ cung cách diễn viên đến sự nhếch nhác bến bãi, lùm sùm cò mồi.

Một lần trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa về dịch vụ cơm vua đang có mặt hầu hết ở các nhà hàng khách sạn, ông không khỏi nao lòng về cách làm du lịch quá rẻ rúng. Dễ đến mức ai cũng làm được, ai cũng mang danh, nên làm hỏng mất một sản phẩm đáng lẽ ra phải rất đắt giá, là cơm Vua.

Nói về dịch vụ chụp ảnh trong trang phục vua chúa dành cho du khách lâu nay ở Hữu Vu (Đại Nội - Huế), ông Hoa lại so sánh với một dịch vụ tương tự ở Nhật. Không phải giá “bèo” như ở Huế, tại Nhật, muốn có một bức ảnh vào vai công chúa, du khách phải sắp hàng chờ. Dịch vụ qua nhiều nghi lễ, công đoạn hoàng cung, từ việc tắm nước thơm hương liệu cho đến vận xiêm y…với giá hàng ngàn đô-la Mỹ cho mỗi tấm ảnh mô phỏng, vào vai công chúa.

Du khách tham quan Đại Nội - Huế. Ảnh: Võ Nhân

Lúc sinh thời, nghệ sĩ tuồng La Cẩm Vân từng có ao ước khi so sánh không khí biểu diễn Nhã Nhạc cung đình Huế với Nhã nhạc của Hàn Quốc. Bà kể, nhiều du khách phải book lại vé máy bay nếu lỡ chưa kịp xem một suất diễn Nhã nhạc ở Hàn Quốc. Một không gian diễn xướng mà khi hỏi về chất lượng của nó, bà chỉ trả lời một câu: thấm đến nổi da gà.

Hướng đến sự tinh tế

Bàn về chất lượng sản phẩm du lịch Huế tại một diễn đàn du lịch cách đây không lâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thẳng thắn: “Trải qua mấy chục năm phát triển của du lịch Huế, tôi thấy nhiều mặt hàng thiếu sự đóng góp của người có chất xám”.

Cũng theo ông Xuân, du lịch là ngành khai thác những gì độc đáo nhất, tinh túy nhất, quý giá nhất của một địa phương, một quốc gia để giới thiệu, để “bán”. Người làm ra sản phẩm du lịch phải có chất xám, có chuyên môn cao và nắm được thị hiếu của khách. Du lịch Huế mang tính nhân văn, văn hóa-lịch sử cao nên vấn đề sử dụng chất xám hết sức cần thiết. Việc làm du lịch, đặc biệt du lịch cung đình, nếu tùy tiện sẽ làm cho du lịch Huế mất uy tín.

Hướng đến sự tinh tế cũng là mục đích đang được đặt ra, khi gần đây, thành phố, tỉnh chủ trương mời nghệ nhân về Huế tái hiện, khôi phục thực đơn ngự yến trong khuôn khổ một vài Festival. Mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển thương hiệu cho các đặc sản Huế, giai đoạn 2014-2015, nhằm xây dựng nhãn hiệu Bún bò, Ruốc, Mè xửng Huế và Cơm Vua. Với hàm lượng văn hóa cao hơn, khi đã có thương hiệu, hy vọng du khách sẽ đến Huế với một khao khát, được nếm Cơm Vua Huế.

Trả lời báo chí, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hứa, sẽ khắc phục những rườm rà, màu mè hiện nay tại các dịch vụ du lịch gắn với di sản triều Nguyễn và thử nghiệm một vài mô hình mới hướng đến sự tinh tế, trang nhã, sang trọng. Đó cũng là mong muốn của du khách khi đến Huế, trước những cỗ xe ngựa “quý tộc” nhếch nhác như hiện nay, hay cái cảnh nhạc công Nhã Nhạc vẫn mặc áo dài truyền thống kèm với giày tây ở Duyệt Thị Đường. Đây cũng là mong muốn của du lịch di sản Huế trong việc phải hướng đến sự tinh túy, chuyên nghiệp, cao cấp thay vì làm theo giá rẻ...

Nhật Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương

TIN MỚI

Return to top