Thế giới

Hàn Quốc tìm cách kêu gọi Bắc Triều Tiên đàm phán hạt nhân

ClockThứ Tư, 05/08/2015 16:16
TTH.VN - Theo tin từ CNA hôm nay (5/8), Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se dự kiến ​​sẽ kêu gọi Bắc Triều Tiên tham gia vào các cuộc đàm phán hạt nhân, đồng thời cho biết miền Nam vẫn đang mở cửa cho đối thoại liên Triều.

Bắc Triều Tiên đã từ chối tất cả những đề nghị đàm phán từ Hàn Quốc trong năm 2015.   Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se hy vọng sẽ có thể làm thay đổi thái độ này của Bắc Triều Tiên trong cuộc họp khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Kuala Lumpur ngày hôm nay (5/8).

Một cuộc tập trận của Hàn Quốc nhằm củng cố quốc phòng, chống lại các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP.

Ông Yoo Chang-ho, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng, "đây sẽ là cơ hội để Ngoại trưởng chúng tôi chủ động thể hiện quan điểm của chúng tôi về những vấn đề quan trọng như vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên hoặc các vấn đề về Biển Đông", đồng thời cũng cho biết thêm rằng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hy vọng Ngoại trưởng Yun có thể truyền tải thông điệp trực tiếp đến Bộ trưởng Ngoại giao Ri Su-yong của Bắc Triều Tiên, người mà CNA cho biết cũng sẽ có mặt ở đó.

Ngoài các cuộc họp song phương, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào xem liệu các cuộc đàm phán 6 bên có thể được nối lại bằng cách đưa được Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán hay không. Các cuộc đàm phán giữa Bắc Triều Tiên, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên gần đây tuyên bố rõ ràng rằng không quan tâm đến việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Do đó, không có gì hứa hẹn chế độ này sẽ xem xét một thỏa thuận tương tự vừa được thực hiện với Iran hồi đầu tháng 7/2015 vừa qua để từ bỏ các tham vọng hạt nhân. Đó là lý do tại sao Hàn Quốc đang hy vọng Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Bắc Triều Tiên - sẽ có thể thuyết phục Bắc Triều Tiên thay đổi thái độ.

Tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã vinh danh những người lính Trung Quốc đã chiến đấu bên cạnh các quân sĩ Bắc Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên. Và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đến thăm các thành phố Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.

Quan hệ giữa 2 nước Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trở nên xấu đi sau khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011. Nếu tất cả những nỗ lực này thất bại, ít nhất Hàn Quốc cũng hy vọng rằng, tuyên bố được đưa ra vào cuối Diễn đàn Khu vực ASEAN sẽ có một dòng đề cập về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên.

Bảo Nghi (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top