ClockChủ Nhật, 01/09/2019 15:09

Hàn Quốc: Xuất khẩu sụt giảm tháng thứ chín liên tiếp

TTH.VN - Xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm mạnh trong tháng 8/2019, kéo dài đà suy giảm trong 9 tháng liên tiếp, do nhu cầu chậm chạp từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc và giá chip máy tính giảm trên toàn cầu, dữ liệu từ chính phủ Hàn Quốc hôm nay (1/9) cho thấy.

Hàn Quốc sẽ giảm thiểu rủi ro kinh tế từ căng thẳng với Nhật BảnHàn Quốc: Xuất khẩu tháng 7 ước giảm đến 10%Hàn Quốc: Xuất khẩu giảm 13,5% trong tháng 6 do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Một bãi tập kết container tại cảng Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Dữ liệu ảm đạm đang làm lu mờ triển vọng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Nhật Bản nổi lên như một rủi ro mới đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, giữa lúc xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn đang kéo dài.

Theo dữ liệu của Bộ thương mại Hàn Quốc, lượng hàng xuất khẩu trong tháng 8 đã giảm 13,6% so với một năm trước, đúng như dự báo trong một cuộc khảo sát trước đó và đánh dấu tháng thứ 3 nước này có tỷ lệ xuất khẩu giảm hai con số. Tình trạng này làm tăng thêm khả năng ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ có chính sách nới lỏng bổ sung, ngay sau khi giảm lãi suất bất ngờ vào tháng 7, là đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm.

Lee Sang-jae, một nhà kinh tế tại Công ty Đầu tư và Chứng khoán của Eugene cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ tăng lên khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp diễn, trong khi Tokyo cũng kiềm chế xuất khẩu đối với Seoul và nhiều bất ổn khác làm lung lay tâm lý kinh doanh.

Sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cũng thừa nhận nhiều khả năng nước này có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, chỉ 2 tháng sau khi chính phủ hạ mục tiêu xuống 2,4%-2,5% từ mức 2,6%-2,7% được đưa ra trước đó.

Xuất khẩu chậm chạp trong tháng 8 chủ yếu do sự sụt giảm đến 30,7% trong các lô hàng chip bán dẫn  - chiếm đến 1/5 trên tổng số.

Nhập khẩu trong tháng 8 đã giảm 4,2% so với một năm trước đó, gần như khớp với dự đoán giảm 4,0% trong khảo sát trước đó của Reuters. Thặng dư thương mại trong tháng 8 đạt 1,72 tỷ USD, so với thặng dư 2,40 tỷ USD trong tháng 7.

Dữ liệu được đưa ra vài ngày sau khi ngân hàng trung ương giữ lãi suất chính sách không đổi ở mức 1,5% hôm 30/8, sau khi cắt giảm 0,25% hồi tháng 7, và có khả năng sẽ tiếp tục giảm thêm.

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,9% trong nửa đầu năm và các tổ chức khu vực tư nhân dự đoán tăng trưởng cả năm sẽ giảm xuống mức thấp 1,4% từ mức 2,7% của năm ngoái, một trong những con số tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Giữa tuần trước, chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất một kế hoạch chi tiêu ngân sách lớn nhất cho năm tới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap) 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

TIN MỚI

Return to top