ClockThứ Hai, 01/02/2016 14:28

Hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật

TTH - Câu chuyện về vợ chồng anh Ngô Văn Nhuận và chị Hồ Thị Bé ở thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái (Quảng Điền) là một minh chứng về nghị lực vượt lên khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Hai vợ chồng anh Nhuận với công việc làm hương

 

Vượt định kiến

Chị Hồ Thị Bé (sinh 1979, thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái), thật bất hạnh khi bị mù bẩm sinh; 16 tuổi chị đã trở thành hội viên và hiện tại là ủy viên BCH Hội Người mù huyện Quảng Điền. Còn anh Ngô Văn Nhuận (sinh 1969, thôn Phú Lễ Nam, thị trấn Sịa), sinh ra lớn lên như bao đứa trẻ khác. Nhưng khi được 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh chân trái của anh teo dần rồi liệt hẳn.

Duyên phận đưa anh chị gặp nhau trong một ngày đẹp trời tại Hội Người mù của huyện. Khi anh Nhuận được Giám đốc trung tâm giới thiệu cho vào học nghề làm tăm tre, chổi đót, đồng thời cũng là lúc gặp được chị Bé và tình yêu của họ sớm bắt đầu. Anh Nhuận kể lại: “Ngày được giới thiệu vào trung tâm để học nghề, còn bỡ ngỡ lo sợ lắm. Chính chị Bé là người đầu tiên trò chuyện, chỉ cho anh biết công việc và giờ giấc sinh động của hội”. Sau nhiều lần nói chuyện, làm việc chung với nhau, giữa họ dần nảy sinh tình cảm và quyết định đi đến việc kết hôn.

Ban đầu, cũng rất nhiều khó khăn và gian khổ. “Gia đình ngăn cản vì thấy hai đứa gặp phải quá nhiều khó khăn, người thì bị mù còn người kia bị tật ở chân, liệu cưới nhau về làm lấy gì mà ăn, có thể lo cuộc sống cho nhau không. Chỉ đến khi chúng tôi quyết tâm lấy nhau bằng được thì mọi người mới gật đầu ưng thuận”, chị Bé tâm sự. Sự quan tâm động viên của BCH Hội Người mù huyện Quảng Điền, đã giúp cho hai anh chị có thể nên vợ chồng như ngày hôm nay.

Tìm đến hạnh phúc

Sau những ngày tháng làm quen, từ tháng 4/2010 anh Nhuận vào học nghề tại trung tâm. Đầu năm 2011, một đám cưới đơn giản nhưng chứa chan hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật diễn ra dưới sự chứng kiến của bà con hàng xóm hai bên gia đình và đặc biệt hơn nữa là sự góp mặt của ban lãnh đạo Hội Người mù tỉnh và huyện cùng tham gia. Những người có mặt trong buổi lễ đều xúc động trước nghị lực và can đảm để đến với nhau của đôi vợ chồng này.

Sau khi kết hôn không bao lâu, hạnh phúc dường như được nhân lên khi chị Bé có thai. Cuối năm 2011, đứa con gái bé bỏng Ngô Thị Ngọc Diễm ra đời với niềm vui vô bờ của hai anh chị khi cháu khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Có thêm thành viên mới, thì nỗi lo cơm áo lại đè nặng lên đôi vai vợ chồng anh chị. Công việc chính của anh chị làm hương trầm, chị Bé bị mù ngồi đạp hương, còn anh Nhuận bị khuyết tật chân, điều khiển và sửa những cây hương chưa đạt yêu cầu. Công việc tưởng chừng khó khăn nhưng luôn mang lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho đôi vợ chồng khuyết tật khi họ được cùng nhau phối hợp làm việc, tạo miếng cơm manh áo cho gia đình. Hằng ngày, anh Nhuận thường mang hương đi các chợ để bán dạo kiếm tiền. Chị Bé cho biết: “Ngày nào anh cũng đi bán dạo ở các chợ, có ngày bán được nhiều nhưng đôi lúc cũng không bán được bó nào. Bán được nhất là vào các ngày rằm, mùng 1, thấy anh bị tật với lại nhiều người biết hoàn cảnh gia đình tôi nên mọi người thương tình mua giúp”.

Cuộc sống trôi qua với vô vàn khó khăn, nhưng không vì thế mà anh chị nản chí. Họ tiếp tục sinh hạ thêm đứa con thứ hai mới được 3 tháng tuổi. Một lần nữa, niềm hạnh phúc lại tăng lên khi đứa con trai kháu khỉnh ra đời khỏe mạnh và bình thường. Cháu bé chính là nguồn động lực để giúp anh chị vượt qua hết những khó khăn trong cuộc sống. Ước mong bây giờ của anh chị là có một số vốn để mở rộng quy mô làm hương, kiếm thêm thu nhập lo cho các con. Quan trọng trên hết vẫn là các con được lớn lên và phát triển như bao đứa trẻ khác. “Sao cho các con có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, được ăn học tới nơi tới chốn thì dù có khó khăn mấy vợ chồng tôi cũng sẽ cố gắng bươn chải để mang lại cuộc sống tươi đẹp cho các con”, anh Nhuận tâm sự.

Bài, ảnh: Hữu Tin

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo

TIN MỚI

Return to top